Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 111

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
109
thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành
kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là để tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như nâng vị thế của
Việt Nam trong chuỗi giá trị đó.
Nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay dù đã có
nhiều cải thiện song vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt
là năng suất lao động vẫn còn thấp so với các nước
trong khu vực và không đồng đều giữa các ngành
và lĩnh vực. Mặt khác, đáng lo ngại là năng suất lao
động của Việt Nam có xu hướng tăng chậm hơn so
với các nước. Bên cạnh đó, khả năng làm việc theo
nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại
ngữ còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm làm việc,
đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động của một bộ
phận đáng kể người lao động chưa cao...
Những tồn tại trên ảnh hưởng không nhỏ đến
năng lực cạnh tranh, hội nhập của Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa.
Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với việc
phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Theo
đó, phải đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng là
một trong ba khâu đột phá cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trong
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011-2020; Đáp ứng đủ nhân lực có khả năng tham
gia vào quá trình vận hành các chuỗi giá trị toàn
cầu trong xu thế các tập đoàn xuyên quốc gia đang
ảnh hưởng ngày càng lớn; đáp ứng nhu cầu đào
tạo nghề nghiệp của người lao động ngày càng cao
hơn cả về số lượng và chất lượng; tạo ra những
động lực để nhân lực nước ta nuôi dưỡng và khởi
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hội nhập
Trong chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển
kinh tế đất nước, Chính phủ luôn xác định vấn đề
phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong
ba khâu đột phá, trở thành nền tảng phát triển bền
vững và làm gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Trong những năm qua, đào tạo nhân lực của Việt
Nam đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng phục vụ
cho phát triển kinh tế xã hội đất nước. Theo số liệu
thống kê sơ bộ năm 2015, tổng số sinh viên trên toàn
quốc của tất cả các hệ đào tạo đại học và cao đẳng
là 2.204.313 người, trong đó có 756.292 sinh viên cao
đẳng và 1.148.021 sinh viên đại học. Tuy nhiên, chất
lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự
phân bố theo vùng, miền, địa phương… chưa thực
sự đồng nhất, chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng,
gây lãng phí nguồn lực.
Thêm vào đó, số lao động có trình độ chuyên
môn, kỹ thuật còn hạn chế; thậm chí nhóm có trình
độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiểu biết lý
thuyết khá nhưng lại kém về năng lực thực hành
và khó thích nghi với môi trường cạnh tranh công
nghiệp. Hiện nay, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao
động chưa từng được đào tạo chuyên môn kỹ thuật
là 85,8%, nghĩa là có khoảng 24 triệu thanh niên độ
tuổi 16-30 trên toàn quốc chưa từng được đào tạo
bất kỳ một ngành nghề chuyên môn kỹ thuật nào, tỷ
lệ thanh niên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
còn thấp chỉ khoảng 6,4%. Như vậy, nguồn nhân
lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay
nghề và chuyên môn còn thấp, đội ngũ nhân lực
chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGNGUỒNNHÂN LỰC
TRƯỚC BỐI CẢNHHỘI NHẬP KINHTẾ QUỐC TẾ
LƯU NGỌC LIÊM
- Đại học Lạc Hồng
Việt Nam đang tiến sâu hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ hội để thị trường lao động trong nước
trở nên sôi động, qua đó góp phần thúc đẩy công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra
hiện nay là nguồn nhân lực Việt Nam đang thật sự có, cần và thiếu những gì để đón nhận cơ hội mới này?
Bài viết tiếp cận và đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay, đề xuất các nhóm giải
pháp nh m nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước trước bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Từ khóa: Lao động, nguồn nhân lực, đào tạo nhân lực, năng suất lao động, thị trường lao động.
1...,101,102,103,104,105,106,107,108,109,110 112,113,114,115,116,117,118,119,120,121,...135
Powered by FlippingBook