Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 36

34
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
là một loại dịch vụ cho đơn vị đó, có chức năng kiểm
tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của
hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”.
Các quan điểm trên cho dù có một vài chi tiết
không thống nhất nhưng đều có chung một quan
điểm rằng, KTNB có nhiệm vụ trợ giúp các nhà
quản lý kiểm tra, đánh giá các hoạt động trong đơn
vị, kiểm tra việc tuân thủ các chính sách của đơn vị.
Chức năng của kiểm toán nội bộ
Chức năng cơ bản của KTNB là kiểm tra kiểm
soát mọi hoạt động của đơn vị; kiểm tra sự tuân thủ
các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, sự
tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế
toán, các chính sách, nghị quyết của đơn vị; kiểm
tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin
kinh tế, tài chính của BCTC, báo cáo quản trị trước
khi trình ký duyệt. Ngoài ra, KTNB còn tư vấn cho
các nhà quản trị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả hoạt động trong đơn vị.
Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ
Theo Quyết định 832/1997/QĐ-BTC ngày
28/10/1997 của Bộ Tài chính, KTNB có các nhiệm
vụ sau: Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả
của hệ thống kiểm soát nội bộ; Kiểm tra và xác nhận
chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính
của BCTC, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình
ký duyệt; Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt
động, quản lý kinh doanh, đặc biệt sự tuân thủ luật
pháp, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chính
sách, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị,
Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán
nội bộ
Khái niệm kiểm toán nội bộ
Từ khi kiểm toán xuất hiện và phát triển ở Việt
Nam, Kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập đã
trở nên quen thuộc với hầu hết các DN, còn kiểm
toán nội bộ (KTNB) vẫn còn rất mới mẻ. Trong khi
hoạt động của kiểm toán độc lập giới hạn ở việc kiểm
tra báo cáo tài chính (BCTC), hoạt động của KTNB
không bị giới hạn ở bất kỳ phạm vi nào trong công
ty, từ mua hàng, sản xuất, bán hàng đến quản lý
tài chính, nhân sự hay công nghệ thông tin. KTNB
không chỉ đánh giá các yếu kém của hệ thống quản lý
mà còn đánh giá các rủi ro cả trong và ngoài công ty.
Theo Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (Institute of
Internal Auditors – IIA): KTNB là hoạt động bảo đảm
và tư vấn mang tính độc lập, khách quan được thiết
lập nhằm tăng thêm giá trị và cải thiện các hoạt động
của tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức hoàn thành mục
tiêu thông qua việc đưa ra một cách tiếp cận có hệ
thống và kỷ cương nhằm đánh giá và cải thiện tính
hữu hiệu trong quản trị rủi ro, kiểm soát và giám sát”
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 610:
“KTNB là hoạt động do đơn vị được kiểm toán thực
hiện hoặc do tổ chức bên ngoài cung cấp, với chức
năng chủ yếu là kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy
đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ”.
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (International
Federation of Accounting – IFAC): “KTNB là một hoạt
động đánh giá được lập ra trongmột đơn vị kinh tế như
HOÀNTHIỆNHỆ THỐNG KIỂMTOÁNNỘI BỘ
ỞVIỆT NAMHIỆNNAY
ThS. ĐẶNG THỊ KIM OANH
- Đại học Hà Tĩnh
Cùng với sự phát triển của kiểm toán nói chung, tại các quốc gia trên thế giới, kiểm toán nội bộ phát triển
rất mạnh mẽ và góp phần không nhỏ trong việc duy trì và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống kiểm
soát nội bộ của doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam, kiểm toán nội bộ hầu như chỉ được quan tâm tại các ngân
hàng và các doanh nghiệp có quy mô lớn, tuy nhiên nó vẫn chưa phát huy được vị trí, vai trò và tầm quan
trọng trong doanh nghiệp. Từ thực tế đó, tác giả đề xuất một số ý kiến nh m hoàn thiện hệ thống kiểm
toán nội bộ cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Kiểm toán nội bộ; hệ thống kiểm soát nội bộ; báo cáo tài chính; ban kiểm soát.
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...135
Powered by FlippingBook