40
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
doanh nghiệp niêm yết và thị trường chứng khoán.
Điều này sẽ gia tăng niềm tin trong giới đầu tư, đặc
biệt là nhà đầu tư nước ngoài, do đó việc áp dụng
IAS/ IFRS trong lập và trình bày báo cáo tài chính là
điều tất yếu đối với các doanh nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán.
Thứ hai,
khẩn trương đánh giá, sửa đổi, bổ
sung cập nhật 26 chuẩn mực đã ban hành cho
phù hợp với những thay đổi của IAS/IFRS và
thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Trước mắt, cần bổ sung các quy định riêng về áp
dụng IAS/IFRS cho các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán.
Thứ ba,
nhằm đáp ứng kịp thời sự đổi mới và
phát triển của nền kinh tế, cần sớm ban hành thêm
các chuẩn mực kế toán liên quan đến các đối tượng
và giao dịch đã phát sinh trong đời sống kinh tế cho
phù hợp với IAS/IFRS như: Tìm kiếm, thăm dò và
xác định giá trị các nguồn tài nguyên khoáng sản
(IFRS 06); Tổn thất tài sản (IAS 36)…. Đây sẽ là các
định hướng mang tính cấp bách cho việc lập báo cáo
tài chính của các công ty hoạt động trong các lĩnh
vực đặc thù này; Giúp các doanh nghiệp này củng
cố vị thế của mình, thu hút vốn đầu tư để đủ sức
tham gia vào sân chơi mang tính toàn cầu.
Thứ tư,
Việt Nam cần từng bước tiếp tục hoàn
thiện môi trường kinh tế và luật pháp phù hợp với
yêu cầu của IAS/IFRS.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính, 26 chuẩn mực kế toán đã ban hành từ năm 2001 đến 2005;
2. Nguyễn Thị Kim Cúc, Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp
nhằm phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2009;
3. Trần Xuân Nam, Chuẩnmực báo cáo tài chính quốc tế: Việt Nam và sự khác biệt;
4. Phan Đức Dũng, “ Sự khác biệt giữa phương pháp vốn chủ sở hữu và phương
pháp giá gốc đối với các khoản đầu tư vào công ty liên kết”- Tạp chí kế toán
số 53 tháng 04/2005.
đó, tại các quốc gia phát triển IAS/IFRS, các cơ
sở, nguyên tắc kế toán thường được thiết lập bởi
các tổ chức tư nhân chuyên nghiệp; việc kiểm soát
của Nhà nước được thực hiện thông qua việc giải
thích mục tiêu, nguyên tắc kế toán, phương pháp
đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo
cáo tài chính. Điều đó cho phép chúng trở nên dễ
thích ứng với thực tiễn và sáng tạo hơn. Chính vì
điều này, các thông tin trên báo cáo tài chính chưa
đạt chất lượng cao, không được người sử dụng ra
các quyết định kinh tế.
Thứ ba,
cũng theo VAS 21, doanh thu và chi phí
tài chính được tính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh
trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là không
phù hợp với thông lệ quốc tế, khi các khoản lãi/lỗ
bán cổ phiếu vốn không phải của hoạt động mang
tính thường xuyên của doanh nghiệp lại được hiểu
là kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu.
Như vậy, hiện đang tồn tại một khoảng cách
giữa VAS với IAS/IFRS khi lập và trình bày báo cáo
tài chính. Trong một chừng mực nào đó, rõ ràng
những khác biệt này có ảnh hưởng đến quá trình
hội nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam.
Định hướng áp dụng IAS/IFRS hiệu quả
cho doanh nghiệp Việt Nam
Áp dụng IAS/IFRS trong việc lập và trình bày
báo cáo tài chính sẽ lại không ít lợi ích cho doanh
nghiệp, như: Tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn
mực và nhanh chóng hòa nhập vào chuẩn mực kế
toán quốc tế được chấp nhận.... Tuy nhiên, việc
áp dụng IAS/IFRS không mấy dễ dàng, nhất là
đối doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán ở Việt Nam - một đất nước có nền kinh tế
đang phát triển. Vì vậy, việc Việt Nam lựa chọn
mô hình vận dụng có chọn lọc IAS/IFRS làm cơ
sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế
toán cho mình là một sự lựa chọn hợp lý. Tuy
nhiên, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế nói
chung và hội nhập về kế toán nói riêng, đặc biệt
là để các thông tin trên báo cáo của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở
Việt Nam có độ tin cậy cao với thị trường vốn
nước ngoài, chế độ kế toán Việt Nam cần thực
hiện một số giải pháp định hướng như sau:
Thứ nhất,
cần nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận
và điều kiện, phương pháp vận dụng “nguyên tắc
giá trị hợp lý”. Hiện nay, hệ thống kế toán của các
quốc gia đang vận dụng nguyên tắc giá trị hợp lý
của IAS/IFRS để lập báo cáo tài chính ngày càng
nhiều. Sau khi áp dụng IAS/IFRS sẽ cải thiện tính
minh bạch và mức độ tin cậy về thông tin của các
HÌNH 1: HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Nguồn: Tác giả tổng hợp