28
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu, một số ngành
công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa
lớn; sớm chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài
ngành và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại
các DN có 50% vốn nhà nước…
- Căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại DNNN
mới, các bộ, ngành, địa phương, TĐKT, tổng công
ty nhà nước cần khẩn trương rà soát, bổ sung
danh sách DN cần CPH, thoái vốn nhà nước và
xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới,
tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020, sớm trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các bộ, ngành,
địa phương, TĐKT, tổng công ty nhà nước lập
danh sách những DN đã CPH và bán cổ phần
lần đầu nhưng số cổ phần bán được chưa đạt tỷ
lệ theo phương án đã được phê duyệt và đề ra
lộ trình tiếp tục bán vốn nhà nước báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
- Để tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN theo
đúng kế hoạch đề ra, cần sự vào cuộc quyết liệt
của bộ, ngành, các chủ sở hữu và bản thân các DN.
Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa
phương, DNNN tiếp tục tập trung nghiên cứu xây
dựng hoàn thiện các đề án, chính sách về sắp xếp,
đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động
DNNN, trong đó có tiêu chí phân loại DNNN cho
phù hợp với giai đoạn tới.
- Trên cơ sở các tiêu chí phân loại mới ban hành,
các bộ, ngành, địa phương, các TĐKT, tổng công ty
nhà nước tập trung xây dựng, trình Thủ tướng phê
duyệt phương án sắp xếp, đổi mới DNNN, các đơn
vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2016 – 2020 để triển
khai. Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương, các
tập đoàn, tổng công ty nhà nước quán triệt, thực
hiện kế hoạch, lộ trình tái cơ cấu, coi đây là nhiệm
vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo hoàn thành theo
đúng Đề án đã được phê duyệt.
- Cần quyết liệt tiếp tục thực hiện thoái vốn đầu
tư ngoài ngành và vốn nhà nước ở DN mà Nhà
nước không cần nắm giữ theo lộ trình hợp lý, nhưng
không thoái vốn bằng mọi giá. Đối với những trường
hợp đầu tư ngoài ngành đang thua lỗ, khẩn trương
có phương án để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền
xem xét, quyết định...
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2015): Tăng cường hợp tác quốc tế trong cải cách quản lý tài
chính công;
2.
/
tai-co-cau-doanh-nghiep-nha-nuoc-thuc-trang-va-giai-phap-74017.html;
3.http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2016-03-22/tai-
co-cau-doanh-nghiep-nha-nuoc-khong-con-ly-do-de-chan-chu-29922.aspx.
thời gian qua chưa phát huy một cách tối đa năng
lực cũng như lợi thế riêng có của từng DN.
- Cơ chế quản lý DNNN chưa theo kịp với thực
tiễn hoạt động của các DN. Việc phân tách giữa
nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ công ích chưa
rõ ràng, minh bạch. Cơ chế đảm bảo cho các DNNN
được giao hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực có
mức sinh lời thấp mà khu vực kinh tế tư nhân không
muốn hoặc không đủ sức tham gia vào những lĩnh
vực cần thiết cho nền kinh tế còn thiếu.
Sửa đổi tiêu chí, danh mục phân loại
để đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN
Bàn về giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế năm 2016 và các năm tiếp theo, các
chuyên gia cho rằng, việc đẩy mạnh CPH DNNN
cần phải đi vào thực chất hơn, như vậy mới có thể
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất. Trên cơ sở
những kết quả đã đạt được, Chính phủ đã đề ra kế
hoạch tái cơ cấu cho giai đoạn 2016 – 2020. Theo
đó, giai đoạn này, cả nước sẽ thực hiện CPH 174
DN, sáp nhập 1 DN, hợp nhất 4 DN, giải thể 5 DN,
chuyển thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên
3 DN. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp
tục phân loại, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ
các DN được phân loại theo tiêu chí tại Quyết định
sửa đổi Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg.
Với kế hoạch này, việc tổ chức tổng kết tình hình
tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 – 2015 là cần thiết,
trên cơ sở đó xác định mục tiêu tái cơ cấu DNNN
giai đoạn tới theo hướng đẩy nhanh tiến độ và nâng
cao hiệu quả việc sắp xếp, tái cơ cấu DNNN; Tiến
tới thu gọn số lượng DNNN trong nền kinh tế, tập
trung nguồn lực đầu tư nhà nước vào các DNNN
quan trọng, cần thiết; các DNNN cần nắm giữ phải
thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại, nâng cao
hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh theo cơ chế thị
trường, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình này, cần quan tâm chú trọng thực
hiện tốt các yêu cầu sau:
- Để tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN theo
đúng kế hoạch đề ra, việc sửa đổi, bổ sung về tiêu
chí, danh mục phân loại DNNN và DN có vốn
nước ngoài là rất cấp bách và cần thiết, nhằm bảo
đảm hiệu quả tái cơ cấu DNNN trong giai đoạn
tới. Yêu cầu của việc sửa đổi này cũng nhằm thể
hiện quyết tâm điều chỉnh để khối DN này có cơ
cấu hợp lý, đi đầu trong đổi mới, ứng dụng khoa
học công nghệ, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa của nền kinh tế, tập trung vào những khâu,
công đoạn then chốt của một số lĩnh vực như an
ninh, quốc phòng, độc quyền tự nhiên, cung cấp