Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 40

38
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
thừa chuẩn mực kế toán đã ban hành theo hướng
lựa chọn các vấn đề đơn giản, thiết thực phù hợp
với đặc thù sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý,
nhu cầu thông tin của các đối tượng liên quan, do
vậy định hướng xây dựng cần tập trung một số nội
dung khác biệt so với chuẩn mực kế toán Việt Nam
(VAS) hiện hành như sau:
Một là,
mục tiêu cung cấp thông tin của VAS cho
DNNVV chủ yếu hướng tới chủ DN, các nhà cung cấp,
chủ nợ, khách hàng;
Hai là,
báo cáo tài chính trình bày các chỉ tiêu đơn
giản hơn so với bộ VAS đầy đủ, không cần đề cập đến
các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hợp nhất;
Ba là,
đối với hàng tồn kho. Khái niệmvà các nguyên
tắc đánh giá tương tự như VAS, tuy nhiên không cần đề
cập đến khái niệm“giá trị thuần có thể thực hiện được”.
Chi phí đi vay trong quá trình hình thành hàng tồn kho
không được vốn hóa mà tính ngay vào chi phí;
Bốn là,
đối với tài sản cố định hữu hình. Khái
niệm và điều kiện ghi nhận tương tự như VAS. Chủ
yếu đề cập phương pháp xác định nguyên giá tài
sản cố định hữu hình mua ngoài, không cần đề cập
đến tất cả các phương pháp hình thành tài sản cố
định hữu hình. Chi phí đi vay trong quá trình hình
thành tài sản cố định được tính trực tiếp vào trong
chi phí. Không đề cập đến việc thay đổi khấu hao và
đánh giá lại tài sản;
Năm là,
đối với tài sản cố định vô hình. Toàn bộ
chi phí nghiên cứu, triển khai được tính vào chi phí
trong kỳ;
Sáu là,
các khoản đầu tư vào công ty liên kết, các
khoản vốn góp liên doanh. Không đề cập đến các khoản
đầu tư vào công ty liên kết trên báo cáo tài chính hợp
nhất, chỉ đề cập trong báo cáo tài chính riêng.
Bảy là,
ghi nhận doanh thu, thu nhập khác. Không đề
cập đến việc ghi nhận doanh thu, chi phí trong trường
hợp hợp đồng xây dựng được thanh toán theo tiến độ
kế hoạch.
Tám là,
thay đổi các chính sách kế toán, ước tính kế
toán và các sai sót, có thể không áp dụng thủ tục hồi tố,
khi thay đổi chính sách kế toán.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc ra đời
chuẩn mực kế toán cho các DNNVV sẽ tạo một
khung hành lang pháp lý về kế toán tạo điều kiện
phát triển cho các DN, cũng như phù hợp hơn với
thông lệ kế toán quốc tế.
Tài liệu thamkhảo:
1. Ketoantonghop.vn với bài viết “26 chuẩnmực kế toán Việt Nam”;
2. Ketoan.org với tài liệu “Chuẩnmực kế toán quốc tế”;
3. Sav.gov.vn:“Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán
quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển”.
DNNVV, DNNVV được chia thành 3 cấp: Siêu nhỏ,
nhỏ và vừa theo hai tiêu chí là quy mô tổng nguồn vốn
và số lao động bình quân. Những ngành nghề cụ thể sẽ
có tiêu chuẩn khác nhau nhưng số lao động không quá
300 người và quy mô vốn dưới 100 tỷ đồng.
Đặc điểm chung của DNNVV là đối tượng sử dụng
thông tin kế toán tương đối h p, chủ yếu là chủ DN,
chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng mà không tập trung
tới nhóm những nhà đầu tư tài chính tiềm năng. Đây
cũng là mục tiêumà Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc
tế IASB hướng tới, khi xây dựng bộ chuẩn mực IFRS
cho DNNVV.
Với chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để các
DNNVV phát triển, đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống chuẩnmực và chế
độ kế toán áp dụng cho các DNNVV đã được nghiên
cứu và ban hành trong thời gian qua như: Hệ thống 26
chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành từ năm
2001 đến năm2006 theo các quyết định của Bộ tài chính;
Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ
Tài chính ban hành chế độ kế toán DNNVV thay thế
Quyết định 1177/QĐ-BTC và Quyết định số 144/2001/
QĐ-BTC; Thông tư 138/2011/TT-BTC sửa đổi bổ sung
Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Chế độ kế toán DNNVV
được xây dựng trên cơ sở kế thừa chuẩn mực kế toán
chung đã ban hành một số chuẩn mực như (1) chuẩn
mực áp dụng đầy đủ; (2) Các chuẩn mực kế toán áp
dụng không đầy đủ; (3) Các chuẩn mực kế toán không
áp dụng.
Trong điều kiện hệ thống pháp lý về kế toán Việt
Nam đang hoàn thiện, việc áp dụng có chọn lọc các
chuẩn mực kế toán chung sẽ đảm bảo một khung pháp
lý tương đối thống nhất, thuận lợi cho công tác quản lý
Nhà nước. Tuy nhiên, việc lược bỏ một số chuẩn mực
kế toán không áp dụng và áp dụng không đầy đủ đối
với DNNVV sẽ làm giảm tính hệ thống và nhất quán
của chuẩn mực kế toán. Hơn nữa, nguồn lực cho công
tác kế toán tại các DNNVV có nhiều hạn chế, nên việc
tuân thủ chuẩnmực kế toán chung làmphát sinh nhiều
chi phí, ảnh hưởng đến bộ máy kế toán trong các DN.
Trong xu thế hài hòa hóa các quy định, chuẩn mực
kế toán quốc gia với chuẩn mực kế toán quốc tế, việc
ban hành chuẩn mực kế toán riêng cho các DNNVV
trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng chuẩn mực kế toán
quốc tế sẽ đảm bảo việc tổ chức công tác kế toán tại các
DN này được tinh gọn, phù hợp với quy mô, tiết kiệm
chi phí, nâng cao hiệu quả công việc, đảm bảo đáp ứng
tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng.
Một số khuyến nghị đặt ra
Việc nghiên cứu ban hành chuẩn mực kế toán
cho các DNNVV tại Việt Nam cần đảm bảo tính kế
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...135
Powered by FlippingBook