TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
27
lỗ. Trong quá trình thoái vốn, các DN gặp rất nhiều
khó khăn về cơ chế đánh giá tài sản là giá trị quyền
sử dụng đất, định giá thương hiệu, định giá tài sản
trí tuệ, việc đối chiếu và xử lý nợ tồn đọng, tìm kiếm
đối tác chiến lược... Tái cơ cấu DNNN chưa đạt được
kết quả như mong muốn là do những nguyên nhân
chủ yếu sau:
- Không ít bộ, ngành, địa phương chưa sát sao,
quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện
phương án sắp xếp, CPH, thoái vốn đã được phê
duyệt. Đặc biệt, nhận thức của một bộ phận cán bộ
ở các cấp, các ngành và các DN về chủ trương tái
cơ cấu DN tuy đã có chuyển biến nhưng chưa hiểu
đúng ý nghĩa quan trọng của việc tái cơ cấu DN đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội; còn tư tưởng e
ngại, lo lắng về vị trí và vai trò lãnh đạo sau CPH.
- Tiến độ CPH DN chậm (năm 2011 CPH 12 DN,
năm 2012 CPH 13 DN); một số khoản đầu tư ngoài
ngành có hiệu quả thấp, thua lỗ, không bảo toàn
được giá trị đầu tư ban đầu…
- Tiến độ thoái vốn, các TĐKT, tổng công ty nhà
nước thực hiện còn hạn chế, nhiều đơn vị chưa thực
hiện được hoặc thực hiện chưa có hiệu quả công tác
thoái vốn.
- Các DNNN chưa thực sự tập trung vào mục
tiêu CPH và triển khai phương án CPH theo kế
hoạch. Kết quả tái cơ cấu cho thấy, các DNNN mới
chỉ dừng lại ở việc sáp nhập lại với nhau một cách
cơ học (chuyển giao DNNN yếu kém của đơn vị này
sang cho đơn vị khác quản lý), quy mô của DN tăng
nhưng không có sự chuyển biến về chất trong hoạt
động và quản lý điều hành. Do đó, việc tái cơ cấu
Những điểm nghẽn trong tái cơ cấu DNNN
Giai đoạn 2011-2015, Nhà nước rất quyết liệt
trong hoạt động tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới doanh
nghiệp (DN) đã được đẩy mạnh. Hàng loạt thông
tư, quyết định, chỉ thị được ban hành nhằm tháo
gỡ, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa (CPH), thoái
vốn đầu tư ngoài ngành. Cụ thể như: Quyết định
số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 15/9/2014 về thoái vốn, bán cổ phần và đăng
ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán
của doanh nghiệp nhà nước (DNNN); Quyết định
số 41/2015/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 về bán cổ phần
theo lô… Nhờ đó, giai đoạn 2011-2015, cả nước đã
sắp xếp được 565 DN, trong đó có 485 DN được
CPH. Các đơn vị đã thoái vốn được hơn 11.000 tỷ
đồng. Hầu hết DN sau CPH hoạt động hiệu quả
hơn, vốn chủ sở hữu tăng 12% - 18%.
Theo Báo cáo của Vụ Đổi mới DN (Văn phòng
Chính phủ), lũy kế từ đầu năm 2015 đến tháng
12/2015, cả nước đã thoái được 9.924 tỷ đồng, thu về
15.004 tỷ đồng bằng 1,5 lần giá trị sổ sách. Như vậy,
tiến độ CPH, thoái vốn nhà nước so với những năm
trước đã nhanh hơn. Các tập đoàn kinh tế (TĐKT),
tổng công ty nhà nước, DNNN đã tích cực triển khai
Đề án tái cơ cấu theo tinh thần Quyết định số 929/
QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt
động tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới DN vẫn chưa đạt
được như kỳ vọng. Tổng số tiền thu về từ thoái vốn
còn thấp so với tổng số vốn đã đầu tư do phần lớn
các khoản đầu tư ngoài ngành có hiệu quả thấp, một
số thua lỗ, nên khi thoái vốn, Nhà nước phải chịu
THÁOGỠĐIỂMNGHẼN, ĐẨYMẠNHTÁI CƠ CẤU
DOANHNGHIỆPNHÀNƯỚC
ThS. VÕ THANH HÀ
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho r ng, việc đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước phải đi vào thực chất hơn mới có thể tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất. Xác định mục tiêu tái cơ
cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn tới theo hướng đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả việc sắp
xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng. Qua điều chỉnh nh m đảm bảo chức năng hỗ trợ
điều tiết vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội của loại hình doanh nghiệp này được đổi mới, được hạch toán
theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật.
•
Từ khóa: Tái cơ cấu , cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế.