42
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
kho được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hoá, thiết
bị, phụ tùng thay thế thì kế toán phải xác định và
ghi nhận riêng giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng
thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị hàng mua được
xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị hàng mua
trừ giá trị hợp lý của hàng hoá, sản phẩm, thiết bị,
phụ tùng thay thế. Kế toán ghi nhận:
Nợ TK 156: giá trị hàng mua sau khi trừ giá trị
hợp lý của thiết bị, phụ tùng thay thế.
Nợ TK 1534: giá trị hợp lý của thiết bị, phụ tùng
thay thế.
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 111,112,331: tổng số tiền phải thanh toán.
Ba là,
kế toán hàng xuất kho khuyến mại, quảng
cáo. Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tùy từng
trường hợp xuất kho hàng khuyến mại, quảng cáo
mà kế toán sẽ ghi nhận khác nhau:
- Khi xuất kho hàng hoá khuyến mại, quảng cáo,
biếu tặng không thu tiền và không kèm điều kiện
phải mua hàng hoá, thì kế toán ghi nhận giá trị hàng
hoá vào chi phí bán hàng theo giá vốn hàng xuất
kho để bán, kế toán ghi:
Nợ TK 641.
Có TK 156.
- Khi xuất kho hàng hoá để khuyến mại, quảng
cáo kèm điều kiện như mua 2 tặng 1... thì kế toán
phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu
cho cả hàng khuyến mại và giá trị hàng khuyến mại
được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này
bản chất là giảm giá hàng bán). Kế toán ghi nhận:
+ Khi xuất hàng khuyến mai, kế toán ghi nhận
giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán.
Có TK 156: hàng hoá.
+ Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên
cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm, hàng
hoá được bán và hàng khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ TK 111,112, 131
Có TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ.
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp.
Bốn là,
tài khoản kế toán. Thông tư 200/2014/
TT-BTC, không có sự thay đổi nhiều so với các quy
định trước đây, ngoại trừ việc sử dụng thêm tài khoản
1534 – thiết bị phụ tùng thay thế và bỏ tài khoản 159
– dự phòng giảm giá hàng tồn kho thay vào đó là sử
dụng tài khoản 229 – dự phòng tổn thất tài sản.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính: Thông tư 200/2014/TT-BTC;
2. Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho VAS 02 và IAS 02;
3. Trần Xuân Nam (2010): Kế toán tài chính, NXB Thống kê.
tài sản trên cơ sở giá trị hợp lý, trong khi giá gốc vẫn
là cơ sở đo lường chủ yếu được quy định bởi VAS.
Ba là,
yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng gián tiếp
đến việc VAS chưa áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS, vì
người Việt Nam luôn tránh rủi ro và sự không chắc
chắn nên VAS có ít các ước tính kế toán. Trong khi,
IAS/IFRS sử dụng rất nhiều ước tính kế toán ví dụ
như giá trị hợp lý…
Bốn là,
ở Việt Nam sự bảo vệ quyền cổ đông và
yêu cầu về tính minh bạch của thông tin thấp hơn
trong các nước thông luật. VAS được xây dựng phù
hợp với đặc điểm hệ thống luật pháp của nước ta,
trong khi IAS/IFRS được xây dựng phù hợp với hệ
thống luật của các nước thông luật…
Những thay đổi cần lưu ý
Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông
tư 200/2014/TT-BTC thay thế chế độ kế toán doanh
nghiệp ban hành theoQuyết định số 15/2006/QĐ-BTC
và Thông tư số 244/2009/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày
5/2/2015, Thông tư 200/2014/TT-BTC áp dụng cho
năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015. Thông
tư này nhằm giải quyết một số vướng mắc, bất cập
trong công tác kế toán thực tiễn; đồng thời, đưa công
tác kế toán trong các DN lên một tầm cao mới, tiếp
cận chuẩn mực kế toán quốc tế và thông lệ thế giới.
Trong Thông tư 200/2014/TT-BTC, kế toán hàng tồn
kho đã có một số thay đổi chính như sau:
Một là,
phương pháp tính giá trị hàng tồn kho.
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC DN được sử dụng
một trong các phương pháp sau để tính giá trị hàng
tồn kho: Phương pháp thực tế đích danh, phương
pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập
trước, xuất trước (FIFO) và phương pháp giá bán lẻ.
Nhưvậy, điểmmới củaThông tư200/2014/TT-BTC
so với các quy định trước đây là loại bỏ phương pháp
tính giá hàng tồn kho LIFO, điều này hoàn toàn phù
hợp với thông lệ quốc tế. Như đã nói ở trên, phương
pháp này đã bị loại bỏ vào tháng 12/2003 khi sửa
đổi IAS 02. Việc cho phép sử dụng phương pháp giá
bán lẻ cũng chính là một điểm mới khác của Thông
tư 200/2014/TT-BTC và nó cũng hoàn toàn phù hợp
với IAS 02. Theo đó, trong phương pháp này giá gốc
hàng tồn kho được xác định, bằng cách lấy giá bán
của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ
phần trăm hợp lý. Phương pháp này được áp dụng
đối với các đơn vị kinh doanh đặc thù như siêu thị,
ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số
lượng lớn các mặt hàng thường xuyên thay đổi.
Hai là,
phân bổ giá trị hợp lý của hàng tồn kho
khi nhận kèm sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế.
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi mua hàng tồn