Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 37

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
35
với mục tiêu và chức năng cơ bản của KTNB bao
gồm: Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân
thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết
lập trong tổ chức tín dụng; Kiểm tra, rà soát, đánh
giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ
thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm cải tiến và
hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Về lĩnh vực kiểm toán
KTNB tại các ngân hàng thương mại được triển
khai khá rộng rãi và phần nào đã đáp ứng được nhu
cầu quản trị. Tại một số ngân hàng lớn như: BIDV,
Vietcombank kiểm toán hoạt động được đặt làm
chức năng chính của KTNB với mục tiêu: Soát xét
và đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của các hoạt
động; tính kinh tế và hiệu quả của việc sử dụng các
nguồn lực; mức độ phù hợp giữa kết quả hoạt động
đạt được với mục tiêu hoạt động. Tại đa số các ngân
hàng khác, KTNB chỉ xây dựng chương trình kiểm
toán với nội dung chủ yếu là kiểm toán tuân thủ
mà chưa nhằm kiểm tra hiệu suất và hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
Về nhân sự v cơ cấu bộ máy
Trong hệ thống ngân hàng KTNB trực thuộc Ban
kiểm soát của ngân hàng và độc lập hoàn toàn với các
bộ phận khác. Chính điều đómới giúp cho KTNB phát
huy được tính độc lập của mình trong quá trình hoạt
động. Do đặc điểm về nhân sự, phòng KTNB của các
ngân hàng chủ yếu là các nhân viên kế toán và kiểm
soát viên. Tuy nhiên, kiểm toán hoạt động đòi hỏi sự
hiểu biết của kiểm toán viên nội bộ phải rộng và nắm
chắc các khâu công việc trong ngân hàng.
Thực trạng kiểm toán nội bộ
tại các doanh nghiệp Việt Nam
Tại các DN Việt Nam KTNB chủ yếu được quan
tâm nhiều trong các DN niêm yết hoặc các DN có vốn
đầu tư nước ngoài. Các DN này luôn có quy chế hoạt
động KTNB riêng, trong các quy chế này luôn nêu
rõ vai trò, nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của KTNB và
đánh giá kỳ vọng rất cao vào vai trò của KTNB trong
việc quản trị rủi ro cho DN. Từ đó cho thấy được các
DN đã nhận thức rất rõ vị trí của KTNB trong tổ chức
và trách nhiệm của KTNB lớn như thế nào trong việc
xác định rủi ro và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
gắn liền với các rủi ro này, đảm bảo tính tin cậy và
an toàn của các thông tin và các hoạt động nghiệp vụ
đồng thời đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ không
có khiếm khuyết nghiêm trọng. Còn tại các DN khác
kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng chưa được
chú trọng đúng mức.
của Ban giám đốc DN; Phát hiện những sơ hở, yếu
kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của
DN; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện
hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của DN.
Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
Là một trong những nhân tố cơ bản của hệ thống
kiểm soát nội bộ trong DN, KTNB cung cấp sự quan
sát, đánh giá thường xuyên về hoạt động của DN
bao gồm cả tính hiệu quả của thiết kế, vận hành các
chính sách thủ tục về kiểm soát nội bộ. Để bộ phận
KTNB hữu hiệu, giúp cho DN có được những thông
tin kịp thời, xác thực về hoạt động trong DN nhằm
điều chỉnh kịp thời và bổ sung các quy chế kiểm
soát thích hợp và hiệu quả, KTNB cần hoạt động
dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Tính độc lập: Bộ phận KTNB độc lập với các
đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của DN, hoạt
động KTNB độc lập với các hoạt động điều hành,
tác nghiệp của DN.
- Tính khách quan: Bộ phận KTNB, kiểm toán
viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung
thực, công bằng, không định kiến khi thực hiện
nhiệm vụ kiểm toán nội bộ.
- Tính chuyên nghiệp: Kiểm toán viên nội bộ phải
là người có kiến thức, trình độ và kỹ năng KTNB
cần thiết, không kiêm nhiệm các cương vị, các công
việc chuyên môn khác của DN.
Thực trạng kiểm toán nội bộ ở Việt Nam
KTNB được coi là tuyến phòng thủ hàng đầu
chống lại gian lận trong DN. Do đó KTNB ở các
nước trên thế giới ra đời khá sớm và phát triển khá
mạnh mẽ, đặc biệt đối với các nước có nền kinh tế
thị trường phát triển, người ta coi đó là một trong
những công cụ rất quan trọng và hữu hiệu của nhà
quản lý để kiểm soát và quản lý tốt các hoạt động
của đơn vị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tuyến phòng
thủ này chủ yếu được chú trọng tại các ngân hàng
thương mại, các DN niêm yết còn tại các DN khác
không được xây dựng và nếu có cũng chưa phát
huy được chức năng nhiệm vụ của nó.
Thực trạng kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các ngân hàng
cùng với những biến động của thị trường tài chính
các ngân hàng thương mại cần có một công cụ hữu
hiệu để có thể đánh giá được tính hiệu quả, hiệu
năng của các nguồn lực cũng như các dự án trong
nội bộ tổ chức; ngày 01/8/2006 Ngân hàng Nhà nước
đã ban hành “Quy chế KTNB của tổ chức tín dụng”
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...135
Powered by FlippingBook