Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 31

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
29
Tính liên kết v khả năng hội nhập kém
Tính liên kết và khả năng hội nhập của các doanh
nghiệp nông nghiệp còn hạn chế, mối quan hệ liên kết
giữa các DN và người sản xuất chưa thực sự gắn kết
chặt chẽ; còn hạn chế trong việc nắm bắt thông tin chủ
trương, chính sách về quy hoạch phát triển sản xuất
nông nghiệp, thông tin về thị trường cũng như thủ tục
đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Khả năng tiếp cận thị
trường quốc tế của doanh nghiệp nông nghiệp còn yếu;
chất lượng sản phẩm nông sản còn thấp... Danh mục
sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu uy tín trên thị
trường quốc tế của Việt Nam còn rất ít. Do vậy, dẫn
đến khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp
nông nghiệp bị hạn chế. Trình độ khoa học, công nghệ
lạc hậu, tay nghề công nhân thấp cũng làm cho khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp yếu.
Trong khi đó, phối hợp xúc tiến thương mại còn hạn
chế nên chưa hỗ trợ được DN quảng bá, đẩy mạnh tiêu
thụ hàng hóa.
Vướngmắc trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu
Vướng mắc mà nhiều các DN đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp đang gặp phải hiện nay là vấn đề cung
cấp nguồn nguyên liệu. Trong khi quy mô sản xuất của
người nông dân lại nhỏ và thiếu liên kết, DN lại cần
những sản phẩm đa dạng, khối lượng lớn. Quan niệm
trồng vườn tạp của người nông dân cũng gây ra những
cản trở không nhỏ đối với việc tăng quy mô sản xuất.
Thiếu đất đểmở rộng sản xuất kinh doanh
Việc tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp nông
P
hát triển sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy việc
phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp cả về
số lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào
việc xoá đói, giảm nghèo cho đất nước. Tuy nhiên, hiện
nay các doanh nghiệp nông nghiệp đang gặp nhiều khó
khăn cần có các giải pháp tháo gỡ.
Những khó khăn của doanh nghiệp nông nghiệp
Thiếu nguồn vốn
So với các lĩnh vực khác, lĩnh vực nông nghiệp vẫn
bị coi là lĩnh vực nhiều rủi ro, nhất là dưới tác động
của thời tiết và diễn biến phức tạp của thị trường giá
cả nên khó thu hút vốn đầu tư. Tuy số lượng doanh
nghiệp nông nghiệp của Việt Nam khá lớn nhưng có
tới trên 98% số doanh nghiệp nông nghiệp là các DN
nhỏ và vừa. Vốn sản xuất kinh doanh tính bình quân
cho 1 lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp
là 200 triệu đồng, bằng gần 1/4 số vốn bình quân
cho 1 lao động trong các DN của tất cả các ngành
kinh tế. Quy mô vốn nhỏ cũng sẽ khó khăn trong
việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh và thị
trường. Hiện nay, nhiều DN không tiếp cận được các
nguồn vốn vay của các ngân hàng, nhất là các DN
nhỏ. Nguyên nhân do phương án kinh doanh chưa
khả thi, năng lực tài chính yếu chưa đủ điều kiện thế
chấp và tín chấp đối với khoản vốn xin vay, thủ tục
vay còn rườm rà.
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DOANHNGHIỆPNÔNGNGHIỆP
PHÁT TRIỂN
ThS. NGUYỄN THỊ THU
- Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Có đóng góp không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn, nhưng các
doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại về cơ chế, chính sách, đất
đai, thông tin thị trường, vấn đề tiếp cận vốn. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các doanh
nghiệp này lại càng bộc lộ rõ sự yếu thế và khó khăn. Khảo sát những khó khăn nội tại của các doanh
nghiệp như: về nguồn vốn, đất đai, tính liên kết và khả năng hội nhập cũng như những vướng mắc trong
việc cung cấp nguồn nguyên liệu, bài viết hướng tới giải quyết những vướng mắc để hỗ trợ và thúc đẩy
doanh nghiệp nông nghiệp phát triển bền vững.
Từ khóa: Doanh nghiệp, nông nghiệp, tài chính, cạnh tranh, chính sách.
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...135
Powered by FlippingBook