Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
39
Thứ nhất,
VAS hạch toán theo nguyên tắc giá
gốc, còn IAS/IFRS cho phép đánh giá lại tài sản
và nợ phải trả theo nguyên tắc giá thị trường tại
thời điểm báo cáo (giá trị hợp lý). Việc ghi nhận
theo nguyên tắc giá gốc đã ảnh hưởng lớn đến kế
toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại của
báo cáo tài chính. Có sự khác biệt này là do IAS/
IFRS được xây dựng để áp dụng cho các nền kinh
tế phát triển, khi mà các yếu tố thị trường đã phát
triển đồng bộ, có thị trường thuận lợi cho định
giá các loại tài sản theo giá thị trường. Các yếu tố
này chưa có được đầy đủ ở các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam, nên việc áp dụng nguyên v n
bộ Chuẩn mực IAS/IFRS gặp không ít khó khăn.
Hơn nữa, VAS với các ước tính kế toán ít hơn và
thận trọng hơn để phù hợp với với văn hoá của
người Việt Nam.
Thứ hai,
VAS 21 không quy định trình bày Báo
cáo biến động vốn chủ sở hữu thành một báo cáo
riêng biệt như IAS1, chủ yếu yêu cầu trình bày trong
thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, chế độ kế
toán Việt Nam quy định mẫu biểu báo cáo một cách
cứng nhắc, làm triệt tiêu tính linh hoạt và đa dạng
của hệ thống báo cáo tài chính, trong khi IAS/IFRS
không đưa ra mẫu biểu cụ thể của báo cáo.
Việt Nam là quốc gia mà cơ sở, nguyên tắc kế
toán được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia.
Theo đó, Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán,
việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán
và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan
nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật
hoặc các văn bản pháp lý dưới luật. Trong khi
C
huẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) là một
hệ thống bao gồm 08 Chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế (IFRS) và 30 chuẩn mực kế
toán quốc tế (IAS) do Hội đồng Chuẩn mực kế toán
quốc tế (IASB) ban hành. Hệ thống này được soạn
thảo và công bố theo những quy trình rất chặt chẽ
để đảm bảo chất lượng của các chuẩn mực và đảm
bảo tính thực hành cao.
Ở Việt Nam, đến nay đã xây dựng và ban hành
được 26 chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực kế toán Việt
Nam (VAS) được xây dựng dựa trên IAS/IFRS từ
những năm 2000 đến 2005 theo nguyên tắc vận dụng
có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm
nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực.
Song hành với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường và ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế,
công cụ kế toán và kiểm toán của Việt Nam đã được
cải cách, hoàn thiện phù hợp. Tuy nhiên, các VAS mới
là sự vận dụng đơn giản IAS/IFRS để phù hợp bối
cảnh cụ thể của Việt Nam, chưa cập nhật theo những
thay đổi của IAS/IFRS. So sánh sau sẽ cho chúng ta
thấy sự khác biệt giữa VAS với IAS/IFRS.
Sự khác biệt giữa VAS với IAS/IFRS
đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính
VAS đã cơ bản tiếp cận với IAS/IFRS, phản ánh
được phần lớn các giao dịch của nền kinh tế thị
trường, nâng cao tính công khai, minh bạch thông
tin về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Mặc
dù vậy, VAS hiện nay vẫn bộc lộ nhiều điểm khác
biệt với IAS/IFRS. Cụ thể:
ÁP DỤNG CHUẨNMỰC KẾ TOÁNQUỐC TẾ
CHO CÁC DOANHNGHIỆPNIÊMYẾT
ThS. LÊ THỊ THU HƯƠNG
- Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính mang lại không ít lợi
ích cho doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, hiện vẫn đang tồn tại một khoảng
cách đáng kể giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế khi lập và trình bày báo
cáo tài chính. Thực trạng này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên tai
chinh kế toán có năng lực. Đây không phải là một công việc dễ dàng, ngay cả đối với những doanh nghiệp
ở các nền kinh tế phát triển.
Từ khóa: Kế toán quốc tế, chuẩn mực, kế toán Việt Nam, doanh nghiệp.
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...135
Powered by FlippingBook