Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 34

32
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
(9) Chi phí chiến lược; (10) Giá cả chiến lược; (11)
Cân đối giá trị thương hiệu; (12) Giám sát giá trị
thương hiệu; (13) Thẩm định chi phí đối thủ cạnh
tranh; (14) Đánh giá đối thủ cạnh tranh dựa trên
báo cáo công khai; (15) Kiểm soát vị trí cạnh tranh;
(16) Phân tích lợi nhuận khách hàng; (17) Phân tích
lợi nhuận phân khúc khách hàng; (18) Phân tích lợi
nhuận vòng đời khách hàng; (19) Định giá khách
hàng như tài sản; (20) Kế toán khách hàng.
Trong nghiên cứu của Cadez & Guilding (2008)
cũng đã liệt kê các phương pháp SMA theo 5 nhóm
(16 phương pháp) cụ thể sau: Chi phí (gồm 2-6);
Lập kế hoạch, đo lường hiệu quả và kiểm soát
(gồm 7-8); Ra quyết định chiến lược (gồm 9,10,12);
Kế toán đối thủ cạnh tranh (gồm 13-15) và Kế toán
khách hàng (gồm 16,18,19).
Sự phát triển kế toán quản trị chiến lược
Trong thực tế, có rất ít nghiên cứu quan tâm về
mức độ sử dụng SMA, phần lớn tập trung nghiên
cứu khái niệm SMA như xác định khái niệm SMA,
dòng nghiên cứu chính của
SMA, tổng quan về phương
pháp và sử dụng thực tế,
nhân tố ảnh hưởng của
phương pháp SMA… Tùy
thuộc vào sự biến đổi trong
danh sách phương pháp
SMA, cũng có những thay
đổi trong nhận thức về sự
phát triển SMA. Ở khía cạnh
này, Dixon & Smith (1993)
đưa ra 4 giai đoạn phát triển
sau: Xác định trung tâm kinh
doanh chiến lược; phân tích
chi phí chiến lược; phân tích
thị trường chiến lược và
đánh giá chiến lược.
Nghiên cứu của Lord
(1996) lại khác, rút ra 6 giai
đoạn phát triển: Thu thập
thông tin đối thủ cạnh tranh;
Khai thác cơ hội giảm chi
phí; Kết hợp nhấn mạnh kế
Phương pháp kế toán quản trị chiến lược
Phương pháp kế toán quản trị được sử dụng
trong việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp
cho các nhà hoạch định các thông tin cần thiết cho
việc lập kế hoạch, ra quyết định và quá trình giám
sát. Trong ý nghĩa này, hoạt động SMA phải đóng
góp vào việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp
thông tin chiến lược cần thiết cho quản trị chiến lược,
tiếp thị, chức năng quản trị và chiến lược khác. Trái
ngược với hoạt động kế toán quản trị truyền thống
áp dụng trong nội bộ của DN, hoạt động SMA áp
dụng định hướng bên ngoài và hướng về tương lai
nhiều hơn, chúng đa chiều, xem xét cả thang đo tài
chính và phi tài chính (Cadez &Guilding (2008),
Cinquini & Tenucci (2010); Coad (1996), Cuganesan
et al. (2012), Guilding et al (2000). Do đó, hoạt động
SMA có thể cung cấp thông tin chiến lược như
khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trường và môi
trường bên ngoài nói chung, điều đó cho phép tạo
ra và đạt được lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu
quả tổ chức.
Theo quan điểm trên, một số tác giả (Cadez &
Guilding (2007, 2008), Cinquini & Tenucci (2010),
Cravens & Guilding (2001), Guilding (1999),
Guilding et al. (2000), Guilding & McManus (2002)
đã đề cập đến SMA với 20 phương pháp cụ thể
sau: (1) ABC; (2) Chi phí thuộc tính; (3) Chi phí
chu kỳ vòng đời; (4) Chi phí chất lượng; (5) TC;
(6) Chi phí chuỗi giá trị; (7) Điểm chuẩn;(8) BSC;
BẢNG 1: ĐỊNH NGHĨA CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT VỀ SMA
Nguồn
Định nghĩa
Simmonds (1981, P.26)
Cung cấp và phân tích dữ liệu kế toán quản trị về DN và đối thủ
cạnh tranh của mình, để sử dụng trong kiểm soát và phát triển
chiến lược kinh doanh.
Bromwich (1990, P.28)
Cung cấp và phân tích thông tin tài chính trên thị trường sản xuất
của DN, các chi phí của đối thủ cạnh tranh, cơ cấu chi phí, kiểm
soát chiến lược của DN và của đối thủ cạnh tranh trên thị trường
trong một số thời kỳ.
Roslender & Hart
(2003,P.255)
SMA được xác định là một các tiếp cận chung để kế toán có vị trí
chiến lược, được xác định bởi sự nỗ lực để tích hợp kế toán quản
trị và quản trị thị trường trong khung lý thuyết quản trị chiến lược.
Langfield-Smith
(2008, P.206)
SMA đòi hỏi phải có định hướng chiến lược để phát sinh, giải thích,
phân tích thông tin kế toán quản trị và các hoạt động của đối thủ
cạnh tranh, để cung cấp đặc điểm quan trọng cho sự so sánh.
Tillmann & Goddard
(2008, P.80)
SMA rộng hơn, được định nghĩa như là việc sử dụng hệ thống kế
toán quản trị trong việc hỗ trợ ra quyết định chiến lược
Ma & Tayles
(2009, P.474)
Bản thân kế toán quản trị quan tâm về thông tin định hướng
chiến lược cho việc ra quyết định và kiểm soát.
Nguyen Manh Thieu
(2016. P.26)
Kế toán quản trị chiến lược là một bộ phận của kế toán quản trị
đặt trọng tâm vào việc thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho việc
ra quyết định quản trị chiến lược và đánh giá tình hình thực hiện
các chiến lược này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Khái niệm kế toán quản trị vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu, nhiều nghiên cứu mong muốn
đạt được kết quả nhiều hơn nhằm lấp đầy
khoảng trống trong khái niệm và sự phát triển
của kế toán quản trị trong tương lai.
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...135
Powered by FlippingBook