31
M
ột trong những vấn đề chính của tiến
trình kế toán quản trị là mối quan hệ
của nó với chiến lược. Theo Burn &
Nixon (2009) một trong thách thức lâu dài cho
các nhà quản lý, chuyên gia tư vấn và các nhà
nghiên cứu chính là việc sắp xếp các hoạt động
chức năng và các ngành với nhau. Các chỉ trích
công bố rộng rãi về phương pháp kế toán quản
trị truyền thống trong những năm 1980 và 1990
đã gây một làn sóng quan tâm về SMA như là
một cách tiếp cận để cố gắng cung cấp vai trò
chiến lược hơn cho kế toán quản trị (Cadez
&Guilding, 2008). Theo Roslender & Hart (2003)
thuật ngữ “chiến lược” trong khái niệm SMA đã
được dùng để truyền tải rằng, SMA kết hợp với
một triển vọng dài hạn và nhấn mạnh hơn so với
phạm vi của kế toán quản trị. Theo phát biểu của
Shah et al., (2011), SMA đã được đưa ra và phát
triển bởi các học giả kế toán như một trạng thái
mới của lĩnh vực nghệ thuật. Nó được dự định là
một nghề kế toán hàng đầu, tập trung nhiều hơn
vào so sánh DN với các đối thủ cạnh tranh. Tuy
nhiên, một số tác giả như Smith (2005) lại thấy
rằng, sự phát triển của SMA như một mối đe dọa
cho kế toán quản trị truyền thống.
Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu về SMA,
tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa
nào được chấp nhận rộng rãi về SMA. Trong ý
nghĩa này Cadez & Guilding (2008) phát biểu rằng,
vẫn còn hạn chế trong sự đồng thuận về kế toán
quản trị chiến lược là gì? Mặc dù thu hút sự chú ý
nhưng SMA nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm, các
nghiên cứu thực nghiệm hiện đang tập trung chủ
yếu vào việc điều tra mức độ sử dụng các phương
pháp SMA.
Định nghĩa kế toán quản trị chiến lược
Kế toán quản trị chiến lược được xem như một
cách tiếp cận giao thoa giữa quản trị chiến lược và
kế toán (Bảng 1). SMA lần đầu tiên được đề cập
bởi Simmonds (1981), từ đó nhiều nghiên cứu liên
quan đến SMA đã được thực hiện (Bromwich, 1990;
Langfield-Smith, 2008; Ma & Tayles, 2009…). Vậy
nhưng thực tế lại cho chúng ta thấy rằng, không có
một khái niệm chính thống nào về SMA được chấp
nhận rộng rãi.
Một vài học giả khác lại định nghĩa SMA tương
tự một tiến trình gồm nhiều bước, cụ thể như đề
xuất của Lord (1996), Dixon & Smith (1993). Nhóm
tác giả này cho rằng, SMA là sự giao thoa giữa kế
toán quản trị và chiến lược doanh nghiệp (DN).
Trong khi đó, nhóm tác giả Foster & Gupta (1994),
Roslender (1996), Wilson (1995) lại cho rằng, SMA
liên quan đến những vấn đề marketing của DN
như thị phần và phát triển thị phần, phát triển
hình ảnh của DN hay những vấn đề liên quan đến
phân tích lợi ích từ khách hàng. Mặc dù có sự khác
nhau về quan điểm nhưng các khái niệm liên quan
đến SMA đều có 3 điểm chung, đó là đều hướng
đến ngoại cảnh của DN, định hướng dài hạn và
sử dụng cả thông tin tài chính và phí tài chính cho
việc ra quyết định (Cadez, 2006).
LẤP ĐẦY KHOẢNGTRỐNGTRONG KHÁI NIỆM
VÀ SỰPHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁNQUẢNTRỊ CHIẾN LƯỢC
ThS. ĐỖ THỊ HƯƠNG THANH, ThS. LÊ TRỌNG BÌNH
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Kế toán quản trị chiến lược - SMA là một khái niệm tương đối mới mẻ, là sự giao thoa giữa chiến lược, kế
toán và marketing. Mặc dù đã có những kỳ vọng về một “nghề kế toán hàng đầu”, tuy nhiên khái niệm
kế toán quản trị vẫn đến nay rất khiêm tốn, còn có khoảng trống giữa các nghiên cứu, dẫn đến nhiều ý
kiến trái ngược về sự phát triển của khái niệm này. Bài viết giúp hiểu rõ hơn về khái niệm kế toán quản trị
trong hiện tại, đặc biệt tập trung vào vị trí của kế toán quản trị chiến lược như một lĩnh vực nghiên cứu:
định nghĩa, phương pháp, phát triển và hướng nghiên cứu tương lai.
•
Từ khóa: Kế toán, quản trị, chiến lược, thị trường, doanh nghiệp.
KẾ TOÁN - KIỂMTOÁN