36
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
quan tâm nhiều hơn nữa tới việc xây dựng và vận
hành hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.
Thứ hai,
xây dựng nội dung KTNB phù hợp: Hiện
nay, các DN nếu có KTNB thường chỉ mới chỉ dừng
lại ở kiểm toán tuân thủ. Tuy nhiên, phạm vi của
KTNB rất rộng do đó cần phải mở rộng sang cả kiểm
toán BCTC và kiểm toán hoạt động thì mới phát huy
hết chức năng của bộp phận này trong DN.
Thứ ba,
xây dựng bộ máy KTNB và nhân sự kiểm
toán viên nội bộ phù hợp: Ở Việt Nam tính độc lập
của bộ phận KTNB chưa cao bởi tại nhiều DN bộ
phận KTNB thuộc Ban hành chính và tài chính, hoặc
thuộc phó tổng giám đốc hay giám đốc kiêm phụ
trách phòng tài vụ. Do đó, việc phản ánh những sai
phạm lên cấp trên sẽ thiếu khách quan, hiệu quả.
Tính độc lập và khách quan phải được đảm bảo khi
không có bất cứ xung đột nào về lợi ích. Do đó trong
cơ cấu bộ máy KTNB chỉ thuộc bộ phận cao nhất,
độc lập với các bộ phận khác.
Về nhân sự không nên tập trung chủ yếu các nhân
sự có chuyên ngành tài chính, kế toán kiểm toán mà
phải mở rộng sang các chuyên môn khác như Luật,
Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh… để cho
phù hợp với các mảng mà KTNB thực hiện kiểm
toán.
Thứ tư,
ban hành hệ thống chuẩn mực KTNB: Hệ
thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành chủ
yếu áp dụng cho kiểm toán độc lập và không phù
hợp với thực trạng KTNB tại các DN. Hiện nay, lĩnh
vực KTNB được hướng dẫn, chỉ đạo là Quyết định
832/TC/QĐ/CĐKT năm 1997, bên cạnh đó cũng có
một số văn bản nêu đến hoạt động KTNB, tuy nhiên
góc độ tiếp cận chưa chính xác. Ví dụ, Luật DN có đề
cập đến KTNB là bộ phận đồng nhất với ban kiểm
soát, hoặc có văn bản quy định của Ngân hàng Nhà
nước quy định các ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo
hiểm cần thiết lập bộ phận KTNB. Tuy nhiên, đây
là quy định mang tính ngành nghề, lĩnh vực chưa
phải là quy định chung cho tất các đơn vị. Do đó,
cần phải ban hành hệ thống chuẩn mực KTNB và có
hướng dẫn cho các DN áp dụng để các DN không
loay hoay trong việc ban hành các quy chế KTNB
riêng cho hoạt động của đơn vị mình.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (1997). Quyết định 832-TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 về việc
ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ;
2. Nguyễn Phú Giang, Nguyến Trúc Lê (2015), Kiểm toán nội bộ, NXB Tài chính.
3.
-
bo-la-su-phat-trien-tat-yeu.
4.
-
khoa-49/Tam-quan-trong-cua-kiem-toan-noi-bo-295/.
Về lĩnh vực kiểm toán
Trong những năm gần đây, theo xu thế chung
của sự phát triển KTNB trên thế giới, KTNB trong
các DN Việt Nam đã chuyển hướng từ loại hình
kiểm toán BCTC sang kiểm toán hoạt động nhưng
nội dung chủ yếu của kiểm toán hoạt động mà các
DN thực hiện lại tương đối đơn giản, chủ yếu là
kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực của các bộ phận,
hệ thống, các quy trình như: Đánh giá quá trình xác
định, đánh giá và quản lý rủi ro kinh doanh, hiệu
quả của hoạt động. Về phương thức tiến hành kiểm
toán hoạt động vẫn mạng đậm đặc trưng của kiểm
toán tuân thủ và kiểm toán BCTC.
Về nhân sự v cơ cấu bộ máy
Tại các tập đoàn, tổng công ty cơ cấu tổ chức của
các DN này luôn có Ban kiểm soát và KTNB thường
trực thuộc Ban kiểm soát như Nutifood, Kinh Đô,
Domesco… Nhân sự được bố trí cho KTNB là
những người có trình độ, năng lực chuyên môn chủ
yếu được đào tạo từ ngành kế toán, tài chính và có
đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu. KTNB trực thuộc
Ban kiểm soát và Ban kiểm soát độc lập hoàn toàn
và chịu sự chi phối của Đại hội đồng cổ đông. Tuy
nhiên, tại các loại hình DN khác đặc biệt là các DN
nhỏ và vừa, KTNB còn rất mới mẻ. Các DN này có
cơ cấu tổ chức đơn giản, nếu nhà quản trị có quan
tâm đến quản trị rủi ro thì có Ban kiểm soát, còn bộ
phận KTNB chủ yếu chưa có, nếu có thì nằm trong
Ban kiểm soát và kiêm nhiệm chứ không tồn tại một
bộ phận riêng trực thuộc.
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện KTNB tại Việt Nam
Tại các ngân hàng và nhiều công ty niêm yết và
công ty đại chúng, KTNB hỗ trợ trực tiếp cho HĐQT
và ủy ban kiểm toán trong vai trò giám sát chung
các hoạt động của đơn vị. Sự tham gia trực tiếp, với
vai trò ngày càng quan trọng và mang tính độc lập
của KTNB vào cơ chế quản trị DN được xem là một
tất yếu cùng với sự phát triển của quản trị DN trong
nền kinh tế hiện nay. Còn tại các loại hình DN khác
KTNB chưa thực sự biết đến do lãnh đạo DN chưa
nhận thức đầy đủ lợi ích trực tiếp và lâu dài mà bộ
phận này mang lại. Tác giả đưa ra một số ý kiến
nhằm hoàn thiện KTNB tại các DN Việt Nam hiện
nay như sau:
Thứ nhất,
cần xác định đúng vai trò, vị trí KTNB
trong DN: Các DN chưa có bộ phận KTNB hoặc có
nhưng chưa quan tâm nhiều là do chưa thấy rõ tầm
quan trọng của bộ phận này trong quản trị rủi ro.
Để DN tồn tại, phát triển lâu dài, có uy tín và giảm
chi phí cho một cuộc kiểm toán độc lập các DN cần