TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
49
của HDB đã giảm liên tiếp trong hai năm sau đó.
Đến năm 2013, lợi nhuận của HDB chỉ còn gần
một nửa so với năm 2011, đạt mức 217,596 triệu
đồng. Kế đến là trường hợp của SCB, kể từ khi
sáp nhập, mức lợi nhuận sau thuế của SCB đã
giảm đi một phần ba so với trước đó. Trong năm
2013, lợi nhận sau thuế của SCB giảm chỉ còn
hơn 42 tỷ đồng. Tương tự như vậy, xu hướng sụt
giảm lợi nhuận trong những năm đầu sáp nhập
cũng xảy ra tại SHB. Với mức lợi nhuận lên tới
gần 1,7 tỷ vào năm 2012, thì đến năm 2013, lợi
nhuận sau thuế đã sụt giảm gần một nữa và chỉ
còn ở mức 849,770 triệu đồng.
Các ngân hàng nước ngoài chưa tham gia trực tiếp
vào các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) ngân
hàng:
Theo các chuyên gia từ World Bank nhận
định: đa số các thương vụ M&A đều được các cơ
quan điều tiết hỗ trợ, nhằm mục tiêu hợp nhất
hệ thống ngân hàng và giải quyết tình trạng sở
hữu chéo giữa các ngân hàng. Mặc dù gia tăng số
lượng thương vụ M&A nhưng mục tiêu giảm tổng
số lượng ngân hàng thương mại xuống 15-17 ngân
hàng vào năm 2017 vẫn là một thách thức. Tuy
đã có những điều chỉnh quy định cho phép các
trường hợp ngoại lệ về trần sở hữu nước ngoài,
nhưng vấn đề dễ dàng nhận thầy là hiện tại các
ngân hàng nước ngoài vẫn chưa được tham gia
trực tiếp vào các thương vụ M&A ngân hàng gần
đây. Nguyên nhân một phần là do cơ chế pháp
lý vẫn chưa hỗ trợ và mức độ hấp dẫn của các
thương vụ chưa cao.
Một số vấn đề đặt ra
Cơ chế quản lý với các ngân hàng sau sáp nhập:
Một
vấn đề đặt ra là cơ chế quản lý nào sẽ được áp
dụng với các ngân hàng sau sáp nhập. Liệu các tổ
chức tín dụng quy mô lớn có sẵn sàng đồng ý sáp
nhập với các ngân hàng? Các ngân hàng lớn có thể
không muốn kết hợp với các ngân hàng nhỏ do
trước đây ngân hàng kia không có, làm tăng sự gắn
bó của khách hàng với ngân hàng đồng thời tăng
nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Khi ngân hàng sáp nhập lại, đặc biệt là các ngân
hàng nhỏ và yếu bị các ngân hàng lớn thâu tóm
thì số lượng các NHTM Việt Nam sẽ giảm xuống,
khi đó áp lực cạnh tranh lãi suất sẽ giảm xuống,
năng lực tài chính được cải thiện đáng kế, sẽ khó
có thể diễn ra cuộc chạy đua lãi suất huy động
tương tự như năm 2008. Các ngân hàng nhỏ sẽ
bị ngân hàng lớn thâu tóm từ đó hình thành nên
những ngân hàng lớn mạnh hơn trước, chi phí
huy động sẽ giảm xuống đáng kể so với trước khi
thực hiện sáp nhập làm cho hiệu quả hoạt động
của ngân hàng tốt hơn, dẫn đến năng lực cạnh
tranh tăng lên đủ sức vượt qua những biến cố khó
khăn của nền kinh tế.
Các vấn đề phát sinh sau khi sáp nhập
Bên cạnh những lợi ích mang lại từ mua bán,
sáp nhập, các NHTM cũng đang đối mặt với một
số vấn đề phát sinh cần giải quyết như:
Xử lý nợ xấu còn chậm:
Những năm đầu sau sáp
nhập, việc xử lý nợ xấu không được như mong đợi.
Cụ thể, tại hai ngân hàng SHB và HDB, tỷ lệ nợ xấu
tăng cao trong hai năm sau đó. Chỉ có ngân hàng
SCB là có tỷ lệ nợ xấu giảm đều, nhưng đến 3 năm
sáp nhập tỷ lệ nợ mới giảm về mức dưới 3%. Nợ
xấu xử lý còn chậm so với kỳ vọng có thể là do bó
buộc về mặt pháp lý và do cả nguồn vốn thấp của
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
Việt Nam (VAMC). Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra
nữa là quy mô thực tế của nợ xấu (tính theo thông lệ
quốc tế) của các NHTM Việt Nam là bao nhiêu vẫn
chưa được giải đáp. Nhìn nhận con số xử lý nợ xấu
được công bố bởi các NHTM sẽ gây ra nhiều hiểu
lầm về con số nợ xấu thực tế tại các ngân hàng sau
khi sáp nhập.
Lợi nhuận sụt giảm:
Kể từ sau sáp nhập, lợi
nhuận sau thuế của các ngân hàng sụt giảm
nghiêm trọng. Theo đó, HDB là ngân hàng có
mức sụt giảm lợi nhuận rõ nhất. Với 426,496
triệu đồng lợi nhuận vào năm 2011, thì lợi nhuận
HÌNH 1: TỔNG TÀI SẢN CỦA SCB, SHB VÀ HDB (triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng các năm
Sau tái cơ cấu, số lượng NHTM đã giảm, hiện
các ngân hàng sau sáp nhập, hợp nhất và bị
mua lại đã và đang tích cực triển khai các giải
pháp cơ cấu lại toàn diện về tài chính, tình
hình hoạt động, quản trị rủi ro và khắc phục
các sai phạm dưới sự giám sát của Ngân hàng
Nhà nước.