TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
81
Nhật Bản
Giải quyết tình trạng đất chật, người đông,
Nhật Bản đã đề ra các chính sách hỗ trợ có liên
quan, đó là hệ thống pháp luật đảm bảo về nhà ở.
Cụ thể, người nghèo ở Nhật Bản không cần phải
mua nhà ở mà chỉ cần thuê nhà ở. Chính phủ nước
này thực hiện cung cấp nhà ở phúc lợi bằng hình
thức cho thuê nhằm giải quyết khó khăn về nhà
ở cho các hộ gia đình có thu nhập trung bình và
thấp. Nguồn vốn đầu tư xây dựng loại hình nhà ở
xã hội, do nhà nước cung cấp, chính quyền các địa
phương chịu trách nhiệm bố trí đất, tổ chức xây
dựng và quản lý.
Để người dân và có thể tiếp cận được với nhà
ở phúc lợi, Chính phủ đã ban hành chính sách tài
chính thông qua việc áp dụng chính sách cho vay
ưu đãi lãi Suất thấp để khuyến khích DN tham gia
xây dựng và phát triển nhà ở. Cho người thu nhập
thấp vay vốn mua nhà với lãi suất thấp chỉ bằng
1/3 lãi suất thông thường và thời hạn hoàn trả vốn
là 35 năm. Ngoài ra, Chính phủ còn áp dụng chính
sách ưu đãi và miễn giảm thuế như thuế bất động
sản, thuế sở hữu tài sản cố định nhằm khuyến
khích người dân tự xây dựng nhà ở và mua nhà.
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ được đánh giá là một trong những nước
giải quyết tốt nhất vấn đề nhà ở cho người dân.
Để thực hiện được mục tiêu “người người có nhà
ở”, Chính phủ Hoa kỳ đã dựa vào đất đai để kiểm
soát quy hoạch. Cụ thể, Chính phủ Hoa Kỳ lập quy
hoạch và pháp quy quy hoạch bao gồm, tổng thể
quy hoạch và điều lệ các khu vực để điều tiết kiểm
Điểm sáng tài chính nhà ở xã hội
của một số nước
Kinh nghiệm phát triển tài chính nhà ở thu
nhập thấp tại các nước trên thế giới là Nhà nước
đưa ra được các khoản hỗ trợ tài chính cho người
sử dụng cuối cùng; cung cấp các khoản tín dụng
ưu đãi để thuê, mua nhà ở và quan trọng nhất là
tăng cường khả năng tiếp cận đất đai cho doanh
nghiệp (DN) và người dân tham gia phát triển nhà
ở xã hội. Điển hình có thể kể tới như:
Singapore
Chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp,
nhất là về giải pháp tài chính nhà ở xã hội của nước
này đang được thế giới đánh giá cao. Hiện nay,
có tới trên 84% dân số Singapore sở hữu nhà ở xã
hội do Ủy ban Phát triển nhà ở Singapore thuộc
Bộ Phát triển Quốc gia thực hiện việc xây dựng.
Đây là một con số đáng kinh ngạc ngay cả đối với
những nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp cũng
khó có thể đạt được.
Kết quả trên có được là do Singapore đã thực
hiện triển khai 3 yếu tố: (i) Áp dụng phương thức
tiếp cận tổng thể đối với nhà ở; (ii) Thành lập cơ
quan duy nhất chịu trách nhiệm về nhà ở thu
nhập thấp, giúp phân bổ và quy hoạch nguồn lực
hiệu quả, tối ưu hóa kết quả, tiết kiệm chi phí;
(iii) Nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính
phủ dưới hình thức cam kết chính trị, tài chính
và pháp lý đã giúp đưa chương trình nhà ở chất
lượng với giá phải chăng đi đúng quỹ đạo xây
dựng chỗ ở cho người dân.
GIẢI PHÁPTÀI CHÍNHCHONHÀỞXÃHỘI CỦAMỘT SỐNƯỚC
PGS., TS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG
- Đại học Bách khoa Hà Nội,
ThS. PHẠM THANH HIỀN
- Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
Nhà ở xã hội còn gọi là nhà ở cho người thu nhập thấp được cấu thành bởi những yếu tố như: Quy định
phát triển, đất đai, tài chính phát triển, dịch vụ hạ tầng, công nghiệp xây dựng, tài chính cho người sử
dụng cuối cùng. Bất kỳ mắt xích nào trong chuỗi yếu tố này yếu kém đều dẫn đến hạn chế trong việc phát
triển nhà ở. Khảo sát thực tiễn tại các nước, bài viết rút ra một số loại hình công cụ trợ cấp tài chính nhà ở
xã hội, có thể là bài học hữu ích giúp Việt Nam giải quyết vấn đề nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp một
cách hiệu quả.
•
Từ khóa: Tài chính, nhà ở xã hội, người thu nhập thấp, xây dựng, nhà ở.