TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
79
phẩm thu hoạch được cung cấp cho bữa ăn của
hành khách.
Tại Tokyo (Nhật Bản), Pasona O2- nông trại dưới
đất của Công ty Pasona rộng 1.000 m2, trồng 100
loại rau có thể xem là biểu tượng của công nghệ
cao trong nông nghiệp đô thị, với điểm nhấn là hệ
thống ánh sáng. Đức là nước phát triển mảng xanh
trên mái lớn nhất thế giới, với 8-10 triệu m2 gia tăng
canh tác nông nghiệp đô thị hàng năm trên mái các
nhà xưởng, bãi đậu xe và các tòa nhà. Tại Zurich
(Thụy Sỹ) có chính sách phát triển nông nghiệp đô
thị nhắm vào nhiều mục tiêu, ngoài sản xuất thực
phẩm, phần quan trọng hơn là tạo môi trường đa
dạng sinh học, tạo mảng xanh, cung cấp nhiều loại
hình dịch vụ và tạo điều kiện giáo dục cho cư dân
sinh sống tại thành phố này.
Tại Trung Quốc, nông nghiệp đô thị đóng
vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng
thích nghi của các thành phố, giải quyết tốt các
vấn đề do đô thị hóa quá nhanh gây ra cho các
đô thị. Nông nghiệp ven đô đóng vai trò quan
trọng trong việc cung cấp nguồn lương thực sạch
cho những người dân ở Thủ đô Bắc Kinh. Những
không gian mở ở đô thị như đất nông nghiệp có
thể được sử dụng làm nơi cấp cứu như điểm định
cư tạm thời. Các sản phẩm từ nấm được sản xuất
ở quận Fangshan, Bắc Kinh chiếm 56% tổng sản
lượng nấm của thành phố này. Quá trình sản xuất
gồm tái chế chất thải nông nghiệp và đem lại lợi
nhuận cho những người nông dân. Năm 2007,
ở làng Miaoergang, lợi nhuận thu được từ sản
xuất nấm trong một năm là 10,44 triệu NDT và
thu nhập trên đầu người đạt 10.595 NDT, tương
đương 1.552 USD/tháng…
Những mô hình nông nghiệp an toàn và bền vững
Nông nghiệp đô thị đang phát triển mạnh
trên thế giới. Tài liệu “Urban agriculture: multi-
dimensional tools for social development in poor
neighbourghoods” của các tác giả E. Duchemin,
F. Wegmuller và A.M. Legault có đề cập đến báo
cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc
(UNDP) thực hiện cho thấy, những năm đầu thập
kỷ 1990 có 800 triệu người trên thế giới canh tác
nông nghiệp đô thị, trong đó 200 triệu người sản
xuất để bán, 150 triệu người chuyên canh, đáp ứng
khoảng 15% thực phẩm trên thế giới. Nông nghiệp
đô thị cũng hiện diện ở các nước công nghiệp
phát triển, tại các thành phố lớn như New York,
Chicago, Berlin, Montreal, Toronto, Vancouver…
Chẳng hạn như ở Berlin (Đức) có khoảng 80 ngàn
người canh tác nông nghiệp đô thị, New York
(Mỹ) có khoảng 1.000 khu vườn công cộng, Boston
(Mỹ) có hơn 150 khu vườn công cộng với hơn 10
ngàn người canh tác.
Các nước tiên tiến có xu hướng ứng dụng công
nghệ cao để phát triển nông nghiệp đô thị, các
nông trại trong nhà, trên mái các tòa nhà cao tầng,
trong nhà kính, hệ thống chiếu sáng tự động nhân
tạo. Nhiều mô hình nông nghiệp đô thị đã được
xây dựng với nhiều mục tiêu khác nhau như: Mô
hình nông nghiệp đô thị tại cảng Rotterdam (Hà
Lan), kết hợp giữa nuôi cá và trồng rau thủy canh
trên 2 ha vốn là đất công nghiệp. Tòa nhà Rotunda
ở ga số 3 của sân bay quốc tế O’Hare ở Chicago
xây dựng 26 tháp khí canh vào năm 2011, sử dụng
nước và dưỡng chất từ khâu xử lý nước thải của
tòa nhà, không sử dụng phân bón và hóa chất. Sản
KINHNGHIỆMPHÁT TRIỂNNÔNGNGHIỆP
ĐÔTHỊ TRÊNTHẾ GIỚI
ThS. HOÀNG THỊ NGỌC ÁNH
Theo ước tính của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2050. Cùng với sự gia tăng dân
số, thế giới sẽ phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu, nhiên liệu hóa thạch tăng giá, hệ sinh thái suy
thoái cũng như tình trạng khan hiếm đất và nước... Điều này khiến các phương thức sản xuất lương thực
hiện hành không còn bền vững. Trước những thách thức này, việc phát triển nông nghiệp đô thị có ý nghĩa
rất quan trọng.
•
Từ khóa: Nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp, kinh tế, quốc tế, hội nhập.