Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 82

80
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
xây dựng nông thôn mới là yêu cầu cấp thiết
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Phát triển nông nghiệp đô thị không
chỉ là nguồn tăng trưởng GDP, mà còn tạo ra
nhiều giá trị khác như: Sinh thái, môi trường,
giáo dục, nghỉ dưỡng...
Nhiệm vụ và mục tiêu chung phát triển nông
nghiệp đô thị ở nước ta hiện nay là tổ chức thực
hiện có hiệu quả các nghị quyết chủ trương, chính
sách của Trung ương về phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn. Trong đó, tập trung chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật
sản xuất công nghệ cao, sử dụng giống mới để
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, ổn
định và bền vững.
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới có kinh tế
phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân
nông thôn không ngừng được nâng cao; có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
đô thị theo quy hoạch...
Cần quyết liệt thực hiện việc chuyển dịch cơ
cấu theo hướng nông nghiệp đô thị để đạt mục
tiêu: Nâng giá trị sản xuất trên 1 ha diện tích
canh tác; tăng thu nhập cho người lao động; nâng
cao sức cạnh tranh cho các loại sản phẩm trong
điều kiện kinh tế hội nhập; tạo ra môi trường
sản xuất, kinh doanh thân thiện với con người
và môi trường.
Để bảo đảm phát triển nông nghiệp đô thị bền
vững, cần chú trọng giải quyết một cách toàn diện,
hài hòa giữa phát triển đô thị và nông thôn; với đặc
thù riêng của của từng vùng miền, đô thị, có những
giải pháp cơ chế, chính sách hiệu quả nhằm gìn giữ
và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hóa và
không gian nông thôn của các đô thị.
Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn nhiều
triển vọng, nếu biết đón đầu, đi tắt, rút kinh nghiệm
của các nước, trong tương lai không xa, việc phát
triển nông nghiệp đô thị sẽ gặt hái nhiều thành công
và có thể coi đây là hướng đi chiến lược cho sự phát
triển nhanh, bền vững của các đô thị trong tiến trình
đô thị hóa của nước ta.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Trần Viết Mỹ, nông nghiệp đô thị ở Việt Nam,
.
khuyennongtphcm.com/?mnu=5&s=1&id=4362;
2.
.
aspx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=2057;
3.
.
Cu Ba là nước phát triển mạnh mẽ nông nghiệp
đô thị để cung ứng thực phẩm tươi sống tại chỗ cho
cư dân đô thị. Thủ đô Lahabana đã tự túc được đến
90% loại thực phẩm này. Các nông trại, trong đó
nhiều nông trại nhỏ hiện là nguồn cung cấp phần
lớn lượng rau cho CuBa. Các nông trại này đã làm
thay đổi thói quen ăn uống ở một quốc gia vốn quen
với chế độ ăn có gạo và đậu cùng các sản phẩm đóng
hộp từ Đông Âu.
Tại Mumbai (Ấn Độ) – một trong các thành phố
có mật độ dân cao nhất thế giới, 48.215 người/km2,
việc phát triển nông nghiệp đô thị cũng rất được chú
trọng. Trong bối cảnh thiếu đất, hiếm nước, đông
người nghèo, các nhà khoa học đã đưa ra phương
pháp làm vườn hữu cơ quy mô nhỏ trên ban công,
thậm chí treo trên tường, trên cơ sở dùng bã mía
trộn đất đựng trong túi nhựa hay trong các loại hộp,
ống, lốp xe, để hộ dân có rau ăn tại gia và tăng thu
nhập. Theo cách thức này, hộ gia đình ở Mumbai có
thể tự túc được 5kg rau quả mỗi ngày.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp đô thị
của Việt Nam
“Đô thị hóa là một quá trình tất yếu, không thể
không xảy ra, dù muốn hay không muốn tương lai
của thế giới vẫn nằm ở các thành phố”. Đó là kết
luận của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về đô thị do
Liên Hợp Quốc tổ chức tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Mặc dù, chỉ mới phát triển mạnh từ những năm 70
của thể kỷ XX trở lại đây, song nông nghiệp đô thị
đã góp phần rất lớn trong chiến lược phát triển bền
vững của các đô thị trên thế giới.
Tốc độ đô thị hóa của nước ta đang diễn ra ngày
càng nhanh về cả quy mô và số lượng. Ở Việt Nam
nông nghiệp đô thị đã hiện diện và đang diễn ra trên
diện rộng nhưng các yếu tố kinh tế đô thị làm động
lực cho quá trình đô thị hóa còn nhiều khó khăn khi
chúng ta chỉ chú trọng đô thị hóa theo chiều rộng
mà ít dựa vào động lực nội tại – chiều sâu. Đô thị
hóa trong điều kiện nền tảng như vậy càng làm cho
các khó khăn nội tại như trên của các đô thị thêm
phần căng thẳng và khó khăn trong việc tìm ra các
giải pháp khắc phục. Phát triển nông nghiệp đô thị
được xem là giải pháp tối ưu để giải quyết các bất
cập này.
Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị của một
số quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế
giới, cho thấy, phát triển nông nghiệp đô thị thực
sự là một động lực nội tại rất quan trọng cho sự
phát triển nhanh và bền vững của các đô thị của Việt
Nam hiện nay.
Phát triển nông nghiệp đô thị - sinh thái và
1...,72,73,74,75,76,77,78,79,80,81 83,84,85,86,87,88,89,90,91,92,...135
Powered by FlippingBook