Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 85

83
Tỷ lệ các loại nguồn vốn được quy định cụ thể
trong Quyết định số 800/QĐ-TTg, như sau, vốn
ngân sách bao gồm: vốn từ các chương trình mục
tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục
tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong
những năm tiếp theo trên địa bàn: khoảng 23%;
vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội
dung theo quy định tại Điểm 3 Mục VI của Quyết
định này: khoảng 17%; vốn tín dụng (bao gồm tín
dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại):
khoảng 30%; vốn từ các DN, hợp tác xã và các loại
hình kinh tế khác: khoảng 20%; huy động đóng
góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%.
- Về cơ chế huy động vốn:
Chủ trương đề ra là
thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để
triển khai thực hiện chương trình, thực hiện lồng
ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu
quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục
tiêu trên địa bàn; vốn hỗ trợ trực tiếp cho Chương
trình. Ngoài ra, cần huy động tối đa nguồn lực của
các địa phương để tổ chức triển khai Chương trình.
Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn
thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất
có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa
bàn xã để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực
hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới; huy
động vốn đầu tư của DN đối với các công trình có
khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
- Về nguyên tắc cơ chế hỗ trợ:
Hỗ trợ 100% từ ngân
sách trung ương cho công tác quy hoạch; đường
giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã;
xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y
Cơ cấu vốn và các nguồn lực xây dựng
nông thôn mới
Theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020, vốn và nguồn vốn thực hiện
chương trình gồm: Nguồn vốn ngân sách (bao gồm
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương)
chiếm khoảng 40% tổng nguồn vốn thực hiện
Chương trình; Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng
đầu tư phát triển và tín dụng thương mại) khoảng
30%; Vốn từ các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã và
các loại hình kinh tế khác khoảng 20%; Huy động
đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%.
- Về nguồn vốn của Chương trình:
Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM có cơ cấu
vốn đa dạng bao gồm nhiều loại nguồn vốn, lồng
ghép các Chương trình mục tiêu khác như: giảm
nghèo; việc làm; nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn; chương trình 135; dự án trồng mới 5
triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ chia
tách huyện, xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người
nghèo... Ngoài ra, còn có các nguồn vốn khác như:
nguồn vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư các dự
án, chương trình theo Nghị quyết của Quốc hội;
nguồn vốn tín dụng, vốn đầu tư của DN: Các
khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân vốn huy
động từ cộng đồng (các khoản đóng góp tự nguyện
và viện trợ không hoàn lại của các DN, tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước); các nguồn vốn hợp
pháp khác.
CƠ CHẾ TÀI CHÍNHĐỐI VỚI CHƯƠNGTRÌNH XÂY DỰNG
NÔNGTHÔNMỚI VÀNHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA
PHẠM THỊ LAN
- Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông
thôn Việt Nam có nhiều thay đổi: Kinh tế - xã hội phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của
người dân ngày càng được cải thiện; cơ cấu lao động có bước chuyển dịch mạnh mẽ; các công trình được
đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả…Bài viết đề cập những nội dung liên quan đến cơ chế tài
chính và những vấn đề đặt ra trong việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Từ khóa: Cơ cấu vốn, dự án, nông thôn mới, mục tiêu quốc gia, giải ngân, vốn ngân sách.
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94,95,...135
Powered by FlippingBook