Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 86

84
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Trong cơ cấu nguồn vốn để triển khai thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới, ngân sách
nhà nước chỉ giữ vai trò hỗ trợ, nguồn vốn chính
phát huy từ trong dân, xã hội. Giai đoạn vừa qua,
cả nước đã huy động được 851.874 tỷ đồng. (Trong
5 năm tới, cả nước cần tới 1 triệu tỷ đồng, trong
đó ngân sách Trung ương khoảng 120.000 tỷ đồng,
ngân sách địa phương khoảng 130.000 tỷ đồng), thì
cả nước mới đạt được 50% số xã đạt chuẩn nông
thôn mới.
Như vậy, phát huy những kết quả trên, xây dựng
nông thôn mới thành công trong giai đoạn tới, cần
tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là,
cần phải khắc phục ngay sự thiếu thực
tế, thiếu tính lý luận và xu thế phong trào hoa trong
quá trình triển khai xây dưng nông thôn mới. Sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách xây
dựng nông thôn mới cho sát hợp với thực tế. Đồng
thời, cần có cơ chế lồng ghép các chương trình mục
tiêu quốc gia; chương trình hỗ trợ có mục tiêu các
dự án trên địa bàn nông thôn theo hướng tăng
cường phân cấp tối đa cho hội đồng nhân dân,
UBND các tỉnh, thành phố.
Hai là,
cần có những cơ chế tạo điều kiện có sự
tham gia trực tiếp của người dân với vai trò chủ thể
và các tầng lớp, các tổ chức xã hội, gắn phát triển
kinh tế với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Có như vậy mới bảo đảm nông thôn phát triển bền
vững. Việc đó sẽ bảo đảm một không gian kinh tế,
văn hóa, xã hội ổn định, sinh thái bền vững cho sự
phát triển chung của đất nước, tạo điều kiện cho công
nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra có hiệu quả, ít tốn kém.
Ba là,
tăng cường nguồn lực cho chương trình
xây dựng nông thôn mới tương xứng với mục tiêu
đề ra. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó
khăn, sức dân có hạn, trước yêu cầu của công cuộc
xây dựng nông thôn mới đã được phát động sâu
rộng cần có những cơ chế ưu đãi, đủ sức hấp dẫn
để mời gọi được nhiều DN về đầu tư kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhân tố
quan trọng trong tổ chức lại sản xuất, liên kết sản
xuất, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt chương trình mục
tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
2. Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 về sửa đổi nguyên tắc, cơ chế
hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020;
3. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công
tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới
cho cán bộ xã, thôn bản, hợp tác xã; hỗ trợ một
phần từ ngân sách Trung ương cho xây dựng công
trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân
cư; đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội
đồng và kênh mương nội đồng...
- Về cơ chế đầu tư:
Chủ đầu tư các dự án xây
dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là
Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã do UBND
xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu
kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà
Ban Quản lý xã không đủ năng lực và không nhận
làm chủ đầu tư thì UBND huyện giao cho một đơn
vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham
gia của UBND; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng tại các xã, thôn, bản có thời gian thực hiện
dưới 2 năm hoặc giá trị công trình đến 3 tỷ đồng,
chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trong đó
phải nêu rõ tên công trình, mục tiêu đầu tư, địa
điểm xây dựng, quy mô kỹ thuật công trình, thời
gian thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn
đầu tư và cơ chế huy động nguồn vốn kèm theo
thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán;
Đối với các công trình có giá trị trên 3 tỷ đồng
hoặc công trình có ý kiến kỹ thuật cao thì việc lập
báo cáo kinh tế -kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi công
và dự toán phải do đơn vị tư vấn có tư cách pháp
nhân thực hiện. Việc lựa chọn tư vấn phải theo quy
định hiện hành. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư cần
tiến hành lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư
về báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi
công và dự toán các công trình cơ sở hạ tầng.
- Về cơ chế quản lý tài chính:
Nguyên tắc lập và
phân bổ kế hoạch vốn: UBND các huyện căn cứ
nguyên tắc và khả năng cân đối của ngân sách cấp
huyện xã theo tỷ lệ quy định, lập danh mục theo
thứ tự ưu tiên, trình UBND thành phố xem xét,
quyết định mức hỗ trợ. Tổ công tác liên ngành rà
soát lựa chọn các dự án quan trọng thiết yếu tác
động trực tiếp đến đời sống của người dân nông
thôn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, quan tâm
các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, đảm bảo không dàn trải.
Kết quả thực hiện và những vấn đề đặt ra
Sau hơn 05 năm triển khai thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
(tính đến hết tháng 4/2016) cả nước đã có 1.834 xã
đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm khoảng 20,5%
tổng số xã, 23 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và
42,38% số xã đạt chuẩn tiêu chí về môi trường.
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...135
Powered by FlippingBook