TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
85
N
hìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước
ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có
ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực. Những
thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để
nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ
trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi
mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với
thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn
nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu
kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để
đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Cụ
thể như: Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
lý luận còn bất cập, chưa làm rõ được một số vấn
đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng
trong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch
định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấn đề
cần phải qua tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận
để tiếp tục làm rõ.
Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương
xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực
được huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ
mô có lúc thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh
tế suy giảm, phục hồi chậm. Chất lượng, hiệu quả,
năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế còn thấp. Phát triển thiếu bền vững
cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Nhiều
vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội
và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và
giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố
và nguy cơ mất ổn định xã hội. Trên một số mặt,
một số lĩnh vực, một bộ phận nhân dân chưa được
thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công
cuộc đổi mới. Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với
đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu quả hoạt động của
hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ.
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ sở kinh tế thay
đổi, phát triển, đòi hỏi phải có một khuôn khổ
thể chế pháp lý tương ứng. Khi mối quan hệ giữa
Nhà nước và thị trường thay đổi, đòi hỏi vai trò,
chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, đặc
biệt là nền hành chính đối với nền kinh tế phải
được đổi mới.
Trong nền hành chính nhà nước, tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước là bộ phận trọng yếu, cần
được xây dựng theo hướng trong sạch, vững mạnh
nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý kinh
tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc
tế. Muốn vậy, trong thời gian tới cần tập trung làm
tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất,
nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và
yêu cầu xây dựng bộ máy hành chính nhà nước
trong sạch, vững mạnh đối với quá trình hội nhập
phát triển của đất nước.
Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận
trọng yếu, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt
động của nền hành chính nhà nước; có vai trò quan
trọng trong tổ chức, quản lý và điều hành các quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dưới
sự lãnh đạo của Đảng. Cải cách, nâng cao hiệu quả
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước sẽ góp
XÂY DỰNGBỘMÁY HÀNH CHÍNHNHÀNƯỚC
ĐÁPỨNGYÊU CẦUĐỔI MỚI
LÊ VÂN NAM
- Học viện Kỹ thuật quân sự,
PHẠM THỊ TUYẾT YÊN
- Ban Kinh tế Trung ương
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử
trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, những hạn
chế, yếu kém phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Xây
dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi của sự phát triển
đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Bài viết làm rõ một số nội dung góp phần xây dựng và
nâng cao hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc tế.
•
Từ khóa: Bộ máy hành chính, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, cạnh tranh, Nhà nước.