Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 20

24
những đề xuất cải tiến hệ thống BHTG. Bộ nguyên
tắc cơ bản cũng đã được các cơ quan Chính phủ và
Quốc hội tham khảo trong quá trình xây dựng Luật
BHTG của Việt Nam.
Khủng hoảng tài chính và những yêu cầu đặt ra
Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều
chính phủ đã nhận thức sâu sắc hơn tầm quan
trọng của việc duy trì niềm tin của người gửi tiền,
nhiều tổ chức BHTG được trang bị thêm những
công cụ xử lý đổ vỡ bên cạnh chức năng cơ bản là
trả tiền bảo hiểm. Số liệu khảo sát của IADI cho
thấy, năm 2005 chỉ có khoảng 50% tổ chức BHTG
thành viên có chức năng xử lý đổ vỡ thì tới năm
2011 con số này đã là 65%. Sự thay đổi của hệ
thống tài chính và vai trò của các tổ chức BHTG
sau khủng hoảng đã đặt ra yêu cầu phải cập nhật
Bộ nguyên tắc cơ bản theo hướng đảm bảo sự độc
lập của tổ chức BHTG trong quá trình hoạt động,
cung cấp thêm các công cụ cần thiết để tổ chức
BHTG thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, đồng
thời thể hiện vai trò tích cực hơn trong mạng an
toàn tài chính quốc gia (bao gồm các cơ quan chủ
chốt phối hợp hoạt động nhằm giữ vững an toàn
hệ thống tài chính quốc gia).
Trên cơ sở đó, IADI đã chủ trì việc sửa đổi Bộ
nguyên tắc cơ bản với sự tham gia của đại diện các
tổ chức BCBS, Ủy ban châu Âu (EC), Diễn đàn các
tổ chức BHTG châu Âu (EFDI), Ủy ban Ổn định tài
chính (FSB), IMF, WB. Tháng 10/2014, Bộ nguyên tắc
cơ bản phát triển hệ thống BHTG mới đã được hoàn
Vài nét về Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển
hệ thống bảo hiểm tiền gửi
Tháng 6/2009, Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc
tế (IADI) phối hợp với Ủy ban Basel về giám sát
ngân hàng (BCBS) đã ban hành Bộ nguyên tắc cơ
bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi (BHTG)
hiệu quả. Tài liệu hướng dẫn phương pháp đánh
giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản phát
triển hệ thống BHTG hiệu quả được hoàn thành
và công bố vào tháng 12/2010. Từ đó, hai tài liệu
trên (gọi tắt là Bộ nguyên tắc cơ bản) được nhiều tổ
chức sử dụng như “kim chỉ nam” để đánh giá chất
lượng hoạt động của hệ thống BHTG, từ đó tìm ra
những điểm hạn chế trong quá trình hoạt động và
cách thức khắc phục.
Bộ nguyên tắc cơ bản đã được Quỹ Tiền tệ quốc
tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng
trong phạm vi Chương trình đánh giá khu vực
tài chính (FSAP) với mục tiêu đánh giá tính hiệu
quả của hệ thống BHTG tại các quốc gia. Đối với
Việt Nam, trong quá trình thực hiện chương trình
FSAP tại Việt Nam, IMF và WB cũng đã áp dụng
Bộ nguyên tắc cơ bản như một tài liệu tham khảo
để đưa ra một số khuyến nghị đối với hệ thống
BHTG.
Năm 2012, BHTG Việt Nam cũng đã tiến hành
tự đánh giá hệ thống BHTG qua đề tài nghiên cứu
ứng dụng “Đánh giá mức độ tuân thủ của hệ thống
BHTG tại Việt Nam so với Bộ nguyên tắc cơ bản
phát triển hệ thống BHTG hiệu quả” từ đó đưa ra
BỘNGUYÊNTẮC CƠBẢNPHÁTTRIỂNHỆTHỐNG
BẢOHIỂMTIỀNGỬIHIỆUQUẢ
NGUYỄN TƯỜNG THANH
Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm2008, nhiều chính phủ đã nhận thức sâu sắc hơn
tầmquan trọng của việc duy trì niềmtin của người gửi tiền, nhiều tổ chức bảo hiểmtiền gửi
được trang bị thêmnhững công cụ xử lý đổ vỡ bên cạnh chức năng cơ bản là trả tiền bảo hiểm.
Bài viết giới thiệu Bộ các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểmtiền gửi hiệu quả,
những thay đổi trong thời gian gần đây vàmột số đề xuất đối với Bảo hiểmtiền gửi Việt Nam.
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...68
Powered by FlippingBook