5.1. So ky 1 thang 12 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
21
sản công không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước mà
ngay cả cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý,
sử dụng tài sản công cũng phải tự kiểm tra việc thực
hiện tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Trong quá trình kiểm
tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm tiêu chuẩn, định
mức sử dụng tài sản công phải kịp thời xử lý theo
thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý
theo quy định của pháp luật.
Thứ ba,
giao thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định
mức đối với xe ô tô công, trụ sở làm việc cho Chính
phủ nhằm nâng cao tính pháp lý của hệ thống tiêu
chuẩn định mức. Đối với tài sản chuyên dùng, có cấu
tạo đặc biệt hoặc phục vụ nhiệm vụ đặc thù của các
ngành, lĩnh vực sẽ do các bộ quản lý chuyên ngành
quy định.
Thứ tư,
tăng quyền tự chủ về tài sản cho đơn vị sự
nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi
đầu tư trong việc quyết định định mức sử dụng tài
sản, trừ những tài sản phục vụ quản lý hành chính.
Hình thành tài sản công
tại đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ nhất,
bên cạnh các nguồn hình thành tài sản
từ việc Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật hoặc
giao NSNN để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản,
Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công bổ sung
quy định Nhà nước cho phép sử dụng nguồn quỹ
khấu hao tài sản và nguồn kinh phí hợp pháp khác
để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản hoặc đi thuê
tài sản. Đặc biệt, đơn vị sự nghiệp công lập được
phép huy động vốn, nhận góp vốn, liên doanh, liên
kết với các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng,
mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật. Trong
trường hợp này, đơn vị sự nghiệp công lập phải có
phương án tài chính khả thi; tự chịu trách nhiệm
trả nợ vay, lãi vay theo quy định; chịu trách nhiệm
trước pháp luật về hiệu quả của việc huy động vốn,
nhận góp vốn, liên doanh, liên kết.
Thứ hai,
bổ sung việc đầu tư theo hình thức đối tác
công - tư (PPP) trong đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động
sự nghiệp. Các đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang
quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất rất lớn và thường ở các
vị trí thuận lợi nhưng hiệu suất sử dụng chưa cao. Với
việc bổ sung hình thức đầu tư PPP trong Dự thảo Luật
đưa ra quyết định nhằm tạo “điểm tựa” vững chắc
hơn cho việc khai thác quỹ nhà, đất hiện có, gắn với
việc huy động các nguồn lực của xã hội để cùng nhà
nước đầu tư phát triển, khai thác tài sản.
Thứ ba,
bổ sung quy định về huy động vốn để đầu
tư xây dựng, mua sắm tài sản tại đơn vị sự nghiệp
công lập. Theo đó, tại Điều 57 của Dự thảo quy định
đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động dịch vụ theo
chức năng, nhiệm vụ được giao được huy động vốn
của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng, mua
sắm tài sản khi đáp ứng đủ các điều kiện gồm: Có dự
án đầu tư mua sắm tài sản được cấp có thẩm quyền
phê duyệt; Nhà nước không bố trí hoặc bố trí không
đủ vốn cho việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản;
có phương án huy động và hoàn trả vốn; đơn vị sự
nghiệp công lập tự chịu trách nhiệm về việc hoàn trả
vốn huy động.
Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định
việc huy động vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài
sản. Đơn vị được sử dụng tài sản hình thành từ nguồn
vốn huy động để thế chấp khi huy động vốn. Số tiền
thu được từ việc sử dụng, khai thác tài sản được sử
dụng để hoàn trả vốn huy động, trang trải các chi phí
cho việc khai thác, sử dụng tài sản, thực hiện nghĩa vụ
tài chính với Nhà nước. Số tiền còn lại được nộp vào
Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Thứ tư,
quy định điều kiện trang bị tài sản công
theo hướng ưu tiên theo thứ tự: khoán kinh phí, thuê
tài sản, mua sắm, đầu tư xây dựng. Với thứ tự ưu tiên
này, Nhà nước sẽ sử dụng nhiều hơn các công cụ thị
trường thay cho công cụ hành chính trong trang bị tài
sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính
từ tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Đây là nội dung quan trọng nhất nhằm cụ thể hóa
nguyên tắc coi tài sản công là nguồn lực để phát triển
kinh tế - xã hội, tái cơ cấu NSNN. Những điều chỉnh
của Dự thảo so với Luật Quản lý, sử dụng TSNN hiện
hành gồm:
Thứ nhất,
Dự thảo Luật quy định cụ thể 8 hình thức
khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công, bao gồm:
Giao quyền sử dụng tài sản; cấp quyền khai thác tài
sản; cho thuê tài sản; chuyển nhượng quyền khai thác,
quyền sử dụng tài sản; góp vốn, liên doanh, liên kết;
sử dụng tài sản công để thanh toán các nghĩa vụ của
Nhà nước. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản
công tại đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng phần
lớn các hình thức nêu trên.
Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước
quy định cụ thể 8 hình thức khai thác nguồn lực
tài chính từ tài sản công, bao gồm: Giao quyền
sử dụng tài sản; cấp quyền khai thác tài sản; cho
thuê tài sản; chuyển nhượng quyền khai thác,
quyền sử dụng tài sản; góp vốn, liên doanh,
liên kết; sử dụng tài sản công để thanh toán các
nghĩa vụ của Nhà nước.
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...86
Powered by FlippingBook