K1 T3 - page 54

56
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
cạnh trọng yếu) thì công ty kiểm toán có ý kiến
để công ty đại chúng điều chỉnh BCTC theo quy
định. Nếu công ty đại chúng từ chối điều chỉnh,
thì đơn vị kiểm toán phải nêu trong ý kiến kiểm
toán đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước (UBCKNN) và xem xét đưa ra ý kiến kiểm
toán thuộc dạng không phải ý kiến chấp nhận toàn
phần phù hợp.
Tăng cường các biện pháp xử lý vi phạm
Trong quá trình giám sát, khi phát hiện ra các sai
phạm của các công ty đại chúng và công ty kiểm
toán trong việc lập, kiểm toán và công bố BCTC,
UBCKNN xem xét xử lý nghiêm theo các quy định
của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của các nhà đầu tư, đảm bảo tính minh bạch
của thị trường chứng khoán.
Trong năm 2016, UBCKNN đã xử phạt vi phạm
hành chính đối với 59 trường hợp là vi phạm của
tổ chức phát hành, công ty đại chúng, tổ chức niêm
yết, trong đó có công ty chưa thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin BCTC theo
quy định; đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm
toán cho các tổ chức có lợi ích công chúng trong
lĩnh vực chứng khoán đối với 1 công ty kiểm toán
và 16 kiểm toán viên.
Trên thị trường có một số DN công bố BCTC
trước và sau kiểm toán có chênh lệch lớn. Theo
quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư 155/2015/
TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông
tin trên thị trường chứng khoán, khi có sự chênh
lệch số liệu vượt quá 5% trước và sau kiểm toán,
công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn
phải giải trình ngay nguyên nhân dẫn đến sự chênh
lệch số liệu đồng thời với công bố BCTC. Trên cơ sở
giải trình của DN, nếu UBCKNN có cơ sở để khẳng
định số liệu chênh lệch có nguyên nhân chủ quan
từ phía DN, hành vi này sẽ bị coi là công bố thông
tin không chính xác, khi đó UBCKNN sẽ xem xét
và xử lý theo quy định. Trường hợp nghi ngờ có
dấu hiệu gian lận BCTC, UBCKNN sẽ tổ chức đoàn
kiểm tra hoặc thanh tra đột xuất để làm rõ. Với một
số trường hợp có dấu hiệu phạm tội, UBCKNN sẽ
chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét xử
lý theo quy định.
Đặc biệt, các cổ đông của công ty đại chúng với
vai trò là chủ sở hữu DN, cần nâng cao vai trò giám
sát DN, quyết định các vấn đề quan trọng của công
ty theo thẩm quyền quy định tại Luật DN và Điều
lệ công ty để đảm bảo tính hiệu quả cho đồng vốn
đầu tư của mình, cũng như giúp công ty đại chúng
hoạt động lành mạnh, hiệu quả, đặc biệt là trong
huy động vốn và sử dụng vốn.
Theo các chuyên gia, để giảm thiểu các sai sót
trong lập và công bố BCTC vì bất kể nguyên nhân
nào, trước hết và quan trọng nhất là ý thức tuân
thủ của DN cần được cải thiện vì lợi ích bền vững
của chính DN và các cổ đông của công ty. Cùng
với đó, cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện
chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để đảm
bảo tính răn đe. Chất lượng của một BCTC không
chỉ phụ thuộc vào năng lực lập BCTC của DN,
mà quan trọng hơn là ý thức của Ban lãnh đạo
DN. Năng lực lập BCTC có thể được nâng cao
thông qua công tác đào tạo nhân sự. Để nâng cao
chất lượng BCTC, điểm quan trọng nhất là Ban
lãnh đạo của DN cần nhận thức được yêu cầu và
ý nghĩa của việc lập BCTC trung thực, minh bạch
vì sự phát triển bền vững và an toàn tài chính của
chính DN.
Để nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của
công ty đại chúng, việc tăng cường công tác giám
sát chất lượng công bố thông tin BCTC được kiểm
toán đóng một vai trò rất quan trọng. Từ ngày
1/1/2016, UBCKNN đã thành lập Vụ Giám sát công
ty đại chúng, trong đó có chức năng giám sát, kiểm
soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của các tổ chức
kiểm toán và kiểm toán viên được chấp thuận thực
hiện kiểm toán đối với các tổ chức có lợi ích công
chúng trong lĩnh vực chứng khoán, đồng thời giám
sát nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin của công
ty đại chúng.
Thời gian qua, UBCKNN đã phối hợp chặt chẽ
với Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính,
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
thực hiện nhiều đợt kiểm tra, làm việc với các công
ty kiểm toán. Qua công tác kiểm tra, giám sát,
một số trường hợp vi phạm đã được phát hiện và
UBCKNN đã kiên quyết xử lý nghiêm các trường
hợp này để đảm bảo tính răn đe và sự công bằng
đối với các thành viên tham gia thị trường. Các cơ
quan quản lý cần tiếp tục tăng cường công tác giám
sát việc công bố BCTC đã được kiểm toán, thực
hiện công tác kiểm tra định kỳ và bất thường các
công ty đại chúng, công ty kiểm toán xem xét, xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm quy định để nâng
cao tính minh bạch trong công bố BCTC của các
công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính: Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn Bộ Tài chính công bố
thông tin trên TTCK;
2. Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán DN;
3. Trang điện tử: ssc.gov.vn, mof.gov.vn, tapchitaichinh.vn.
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...94
Powered by FlippingBook