k1 t5 - page 23

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
25
2016, với số tiền: 866.390.000 đồng, qua đó đã thể
hiện sự quan tâm chia sẻ kịp thời của Nhà trường
với xã hội, cụ thể là những sinh viên của trường
giúp các em có thêm điều kiện để tiếp tục đến
trường thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực nêu trên,
trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính,
Nhà trường cũng gặp phải một số tồn tại, hạn chế
như, nguồn thu còn hạn chế, cơ sở vật chất còn khó
khăn so với yêu cầu phát triển.
Thu từ học phí là khoản thu chủ yếu của Nhà
trường nhưng chỉ tiêu tuyển sinh được Bộ Giáo dục
và Đào tạo giao giảm so với các năm học trước trên
tất cả các hệ, do đó học phí có tăng nhưng cũng
chỉ đủ bù đắp khoản chỉ tiêu giảm. Mặt khác, các
cơ sở đào tạo của trường bị phân tán và còn phải
thuê 01 cơ sở. Đây cũng chính là một trong những
nguyên nhân hạn chế trong việc thu hút người học
tham gia vào các lớp dịch vụ. Nguồn thu dịch vụ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu, nay lại chia sẻ
cho người học (lập các quỹ hỗ trợ sinh viên), vì vậy
tổng thu được sử dụng cho hoạt động của trường
bị thu hẹp.
Tính đến thời điểm hiện nay, Nhà trường có 04
cơ sở đào tạo, trong đó, thuê 01 cơ sở. Diện tích
xây dựng của Nhà trường so với Thông tư 32/2015/
TT-BGDĐT (diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục
vụ đào tạo không thấp hơn 2,5 m2/sinh viên) là chưa
đủ theo yêu cầu. Để thực hiện được vấn đề này, Nhà
trường phải có quỹ đất để tiếp tục xây dựng trường
nhưng với khả năng tài chính như hiện nay, mục
tiêu này là khó thực hiện
Phát huy cơ chế tự chủ tài chính
tại Đại học Tài chính - Marketing
Để tiếp tục phát huy cơ chế tự chủ tài chính
đối với đại học nói chung và Đại học Tài chính –
Marketing nói riêng, trong thời gian tới cần quan
tâm đến một số nội dung sau:
Thứ nhất,
sớm ban hành các văn bản quy định
hướng dẫn cụ thể về cơ chế tự chủ đối với các cơ sở
giáo dục đại học công lập theo tinh thần Nghị định
16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ đối
với đơn vị sự nghiệp công lập;
Thứ hai,
Chính phủ nên cho phép Đại học Tài
chính – Marketing tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
việc quyết định mức thu học phí và lệ phí trên cơ sở
tính đủ chi phí. Hiện nay, các trường được thí điểm
đổi mới cơ chế hoạt động đang áp dụng mức thu lệ
phí tuyển sinh theo Thông tư liên tịch số 40/2015/
TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/3/2015 nhưng mức thu
này là rất thấp, không đủ để bù đắp chi phí. Vì vậy,
Nhà nước nên để các trường tự xác định mức thu,
trên cơ sở tính đủ chi phí sẽ phù hợp hơn;
Thứ ba,
Nhà nước nên tính toán miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với nguồn thu từ các hoạt
động dịch vụ và các lớp đào tạo ngắn hạn của các
trường được giao tự chủ theo tinh thần Nghị quyết
77/NQ-CP, nhằm tạo điều kiện cho Trường có nguồn
kinh phí để phát triển cơ sở vật chất. Đồng thời,
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nguồn
thu từ lãi tiền gửi ngân hàng để tăng nguồn kinh
phí cho quỹ hỗ trợ sinh viên. Hiện tại, Đại học Tài
chính - Marketing đang thực hiện đóng thuế thu
nhập doanh nghiệp theo Thông tư 78/2014/TT-BTC
ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
Thứ tư,
Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên giao
chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm: Hiệu trưởng các
trường sẽ tự xác định năng lực, sức cạnh tranh để
có kế hoạch tuyển sinh cho phù hợp;
Thứ năm,
giao quyền tự chủ cho các trường được
quyết định về tiêu chuẩn, định mức trang bị máy
móc, thiết bị văn phòng phổ biến của các trường.
Hiện nay, các trường đang thực hiện theo Quyết
định 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ
tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức,
chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ
quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.
Giá một số máy móc, thiết bị còn quá thấp, nên các
trường khó áp dụng để triển khai thực hiện (Ví dụ,
quy định về định mức cho máy vi tính để bàn là 13
triệu (gồm cả bàn máy vi tính và thiết bị lưu điện).
Khi các trường được giao tự chủ, nhằm cải tiến
và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu
người học và doanh nghiệp cũng như tăng thu
nhập cho đơn vị, các trường tổ chức liên kết đào
tạo với các trường đại học uy tín trên thế giới, mở
các chương trình chất lượng cao, chương trình tiến
tiến, tổ chức các lớp dịch vụ… Các chương trình
đào tạo này đòi hỏi các trường phải có cơ sở vật
chất, trang thiết bị, máy móc tiên tiến nhằm đáp
ứng nhu cầu người học cũng như tương xứng với
mức học phí mà họ chi trả. Tuy nhiên, với định
mức quy định, khó có thể mua được các máy móc
thiết bị tiên tiến.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Nghị quyết 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối
với các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2014-2017;
2. Quyết định số 378/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm tại Đại học Tài chính – Marketing giai đoạn 2015 – 2017;
3. Chính phủ, Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự
nghiệp công lập;
4. Báo cáo tổng kết của Đại học Tài chính – Marketing các năm từ 2014-2016.
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...110
Powered by FlippingBook