k1 t5 - page 46

48
tài chính đối với giáo dục đại học
đầu tiên cho phát triển giáo dục được thể hiện ngay
từ Tuyên ngôn Salamanca (2001) và tiếp tục được
nhấn mạnh trong rất nhiều văn bản sau đó. Tuyên
ngôn Lisbon của EUA (2007) đã thống nhất đưa ra
4 khía cạnh của tự chủ đại học, bao gồm: Tự chủ tài
chính; Tự chủ tổ chức và Tự chủ nhân sự và Tự chủ
học thuật; Đánh giá dựa trên các yếu tố trên cho thấy
nhìn chung GDĐH tại châu Âu đang phát triển theo
hướng mở rộng tự chủ cho các trường và giới hạn
sự can thiệp, kiểm soát quá sâu từ phía Nhà nước.
Về vấn đề tự chủ tài chính
Báo cáo của EUA cho thấy, mức độ tự chủ tài
chính của các trường ở các nước châu Âu đều đạt
mức trung bình trở lên. Nguyên nhân có lẽ do tự chủ
tài chính được xem là khâu tiên quyết ảnh hưởng
đến chiến lược phát triển của nhà trường.
Trong vấn đề tài trợ ngân sách cho các trường đại
học, gần như chỉ Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa
Cyprus còn sử dụng các khoản tài trợ quy định mục
đích sử dụng cụ thể. Về vấn đề này tại các nước Tây
Âu nghiêng về tài trợ khoán trọn gói ngân sách cho
các trường đại học, theo đó nhà trường có quyền tự
phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách tài trợ phục vụ
cho mục đích đào tạo của trường. Tuy nhiên, mức độ
tự chủ trong sử dụng ngân sách phân bổ có khác nhau.
Chẳng hạn, tại Anh, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan
Mạch và các nước Bắc Âu, các trường có thể tự quyết
định phân bổ tài chính không hạn chế. Trong khi đó,
tại Pháp, Thụy Điển và một số nước khác, tuy không
quy định chi tiết mục đích sử dụng, ngân sách tài trợ
vẫn được phân thành những hạng mục lớn (không
có khả năng quy đổi cho nhau) như: ngân sách cho
đào tạo, ngân sách cho nghiên cứu, ngân sách cho cơ
sở hạ tầng hay lương và các khoản chi thường xuyên.
Một khuynh hướng cũng đang được quan tâm là mở
rộng khung thời gian của các khoản tài trợ, nhưng
quyền và trách nhiệm của các đơn vị giáo dục vẫn
được thảo luận và điều chỉnh theo từng năm.
Trong khi đó, tại các nước châu Âu cho phép, các
trường tự chủ trong việc tiếp cận các khoản vay và
huy động vốn trên thị trường tài chính. Chỉ có một
số trường hợp cá biệt không cho phép tự chủ trong
vấn đề này như Hy Lạp, Hungary, Na Uy, Thụy Sỹ,
Bồ Đào Nha và Estonia. Trong khi đó, tại Áo, Cộng
hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan và Hà Lan,
trường đại học có thể tiếp cận các khoản vay mà gần
như không có hạn chế nào.
Học phí và các khoản thu từ sinh viên cũng là
một nội dung quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu tài
chính của các trường. Tuy nhiên, trong vấn đề tự chủ
tài chính, tại các nước châu Âu cũng có cách thức
giải quyết khá khác nhau, tùy cách tiếp cận, điều
kiện cũng như tùy trình độ đào tạo và đối tượng
sinh viên từng nước. Ba mô hình chính được áp
dụng phổ biến tại châu Âu hiện nay: (i) Nhà trường
tự quyết định thu học phí; (ii) Nhà nước quyết định
mức học phí; (iii) Nhà nước và nhà trường phối hợp
ban hành quyết định mức thu học phí.
Trong một số trường hợp, Nhà nước quy định tỷ
lệ sinh viên được nhà nước tài trợ đồng thời cho phép
các trường tuyển sinh ngoài ngân sách. Trong khi đó,
một số quốc gia vẫn áp dụng miễn học phí nhưng mô
hình này đang có khuynh hướng thu hẹp. Một ví dụ
là Phần Lan, vốn từng áp dụng chính sách miễn học
phí cho sinh viên trong và ngoài Liên minh châu Âu
(EU). Tuy nhiên, từ năm 2017 đã bắt đầu thu học phí
đối với sinh viên quốc tế bên ngoài khối.
Tự chủ đại học ở Việt Nam giai đoạn 1986-2017
Năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách đổi
mới kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng xa hôi chu nghia.
Theo đó, ở thập niên cuối của thế kỷ 20, nền giáo
dục Việt Nam là tiến hành công cuộc đổi mới giáo
dục, theo đường lối đổi mới kinh tế - xã hội toàn diện
và sâu sắc. Định hướng cơ bản của công cuộc đổi
mới giáo dục là chuyển từ phục vụ những yêu cầu và
hoạt động trong nền kinh tế “kế hoạch hóa tập trung,
bao cấp” sang đáp ứng những yêu cầu và hoạt động
trong “nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy, từ năm 1987, GDĐH không chỉ đào
tạo cho biên chế nhà nước, nền kinh tế quốc doanh
mà còn phải đào tạo cho tất cả các thành phần kinh
tế khác, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu học tập
rất đa dạng của tất cả những người muốn có học
vấn đại học ở những mức độ khác nhau. Trong bối
cảnh đó, GDĐH không chỉ dựa vào ngân sách nhà
nước mà còn phải dựa vào tất cả các nguồn lực khác
nhau có thể huy động được như học phí, hợp đồng
đào tạo, đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội
thông qua các hợp đồng nghiên cứu, triển khai, ký
với các trường đại học, những dự án quốc gia, quốc
tế, những sự hỗ trợ của các hội, các cá nhân có hảo
tâm cho học bổng…
Một số trường đại học đã được Chính phủ giao
thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày
24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế
hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn
2014 – 2017, cu thê Đai hoc Kinh tê TP. Hô Chi Minh,
Đai hoc Hà Nội và Đai hoc Tài chính - Marketing, Đại
học Ngoại thương, Đại học Tôn Đức Thắng…
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...110
Powered by FlippingBook