k1 t5 - page 38

40
tài chính đối với giáo dục đại học
Để hoàn thiện hơn nữa cơ chế chính sách về tín
dụng đối với HSSV, ngày 4/10/2002, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách, bao gồm
cả đối tượng là HSSV đang học đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp và học nghề. Cùng với đó,
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định
131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính
sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH). Cuối năm 2002 và
đầu năm 2003, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã
thực hiện việc chuyển giao Quỹ tín dụng đào tạo (với
tổng nguồn vốn là 160 tỷ đồng, trong đó, đã sử dụng
cho 38 ngàn HSSV vay 76 tỷ đồng) đến NHCSXH.
Sau khi tiếp nhận Quỹ tín dụng đào tạo, theo
Quyết định 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ, NHCSXH tiếp tục triển khai Chương trình cho
vay trực tiếp đối với HSSV. Qua quá trình triển khai
chương trình cho thấy, cơ chế cho vay trực tiếp đối
với HSSV tại trường có nhiều bất cập trong việc sử
dụng vốn vay và thu hồi nợ của HSSV. Nhiều HSSV
sau khi ra trường, ngân hàng, nhà trường không có
thông tin để liên hệ trong việc theo dõi và thu hồi
nợ; nhiều học sinh ra trường đã có việc làm nhưng
không tự giác thực hiện nghĩa vụ nợ, gây khó khăn
cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn, tạo nguồn tín
dụng cho HSSV các khóa sau.
Để tiếp tục tập trung nguồn lực cho việc đào tạo
nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, nhất là đối với
HSSV có hoàn cảnh khó khăn, ngày 27/9/2007, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định 157/2007/
QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV thay thế Quyết
định 107/2006/QĐ-TTg theo hướng mở rộng và tạo
điều kiện nhiều hơn, cụ thể:
Về đối tượng thụ hưởng:
Những HSSV con em các
gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có mức thu nhập
bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu
Quá trình triển khai
chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên
Ngày 2/3/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 51/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ
tín dụng đào tạo, mục đích cho vay với lãi suất ưu
đãi đối với học sinh, sinh viên (HSSV) đang học ở các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề. Theo đó, Ngân hàng Công thương Việt
Nam được giao trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện
Quỹ tín dụng đào tạo với số vốn là 160 tỷ đồng. Đối
tượng thụ hưởng lúc đó là HSSV đang theo học tại
các trường. Điều kiện vay vốn là phải có học lực khá
trở lên. Như vậy, HSSV phải qua kết quả của một
kỳ học, có xác nhận của nhà trường mới được vay.
Mức cho vay là 150 ngàn đồng/người/tháng và cho
vay trực tiếp đối với HSSV.
Thực trạngtriểnkhai chính sáchtíndụng
đối với học sinh, sinhviênvà các giải phápmới
Đào Anh Tuấn
- Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên trong gần 10 năm qua đã khẳng định là một chính
sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Tính đến ngày 31/12/2016, tổng doanh số cho vay
đạt 58.246 tỷ đồng, bình quân là 5.825 tỷ đồng/năm; tổng dư nợ đạt 19.375 tỷ đồng. Vốn tín dụng
chính sách đã giúp trên 3,4 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập.
Từ khóa: Học sinh sinh viên, tín dụng chính sách, đại học, cao đẳng
Credit policies for pupils and students
in Vietnam during the past 10 years have
been conducted effectively in both economics,
politics and society aspects. By December
31st 2016, total loans were 58,246 VND bil./
year; to tal debts were 19,375 VND bil. Credit
loans help more than 4 millions of pupils
and students with study fees to negate their
difficulty situations.
Keywords: Pupils and students, policy credits,
university, college
Ngày nhận bài: 10/4/2017
Ngày chuyển phản biện: 18/4/2017
Ngày nhận phản biện: 4/5/2017
Ngày chấp nhận đăng: 6/5/2017
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...110
Powered by FlippingBook