k1 t5 - page 36

38
tài chính đối với giáo dục đại học
cải cách hành chính, nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục đại học của đất nước thì cân nhắc nên chuyển
toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc các
bộ chuyên ngành về Bộ GD&ĐT quản lý. Theo đó,
việc quản lý ngân sách giáo dục đại học được thống
nhất nhằm nâng cao chất lượng cũng như đảm bảo
yêu cầu hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học
công lập, vừa đảm bảo được yêu cầu tiết kiệm, hiệu
quả giữ vững được kỷ cương, kỷ luật tài chính.
Hai là,
trong tự chủ tài chính cũng đặt ra một số
thách thức: (i) Hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có cơ
chế hỗ trợ cụ thể cho các cơ sở giáo dục đại học công
lập thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ được vay vốn
ưu đãi (hoặc hỗ trợ lãi suất) để đầu tư tăng cường cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên
cứu khoa học; (ii) Việc điều chỉnh tăng mức cho vay
tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội đối với sinh
viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập đang thí
điểm tự chủ chậm, điều này cũng gây khó khăn, ảnh
hưởng đến tâm lý cho người học, nhất là sinh viên
nghèo, sinh viên thuộc diện chính sách; (iii) Việc quy
đinh mức trần học phí trong khi chưa tính đến chi
phí đầu vào gây khó khăn trong hoạt động của cơ
sở giáo dục đại học công lập; (iv) Khó khăn trong
việc hạch toán một số nghiệp vụ kế toán mới phát
sinh như: Lãi tiền gửi lập quỹ học bổng; trích lập quỹ
nghiên cứu khoa học 3% theo Nghị định số 99/2014/
NĐ-CP; các khoản thu sự nghiệp khác trong đề án tự
chủ; (v) Chưa có quy định về điều kiện liên doanh
liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập, về xác định
giá trị thương hiệu khi góp vốn liên doanh, liên kết.
Điều này cho thấy cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở
vật chất cho một số cơ sở giáo dục đại học công lập
thuộc các khối ngành có khả năng xã hội hóa thấp
có nguyện vọng tham gia thực hiện thí điểm tự chủ.
Ba là,
về cơ chế giá dịch vụ công: Khi thực hiện
chuyển dần từ thu học phí sang áp dụng cơ chế giá
dịch vụ đòi hỏi hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật,
danh mục dịch vụ sự nghiệp giáo dục trong từng
ngành, lĩnh vực làm cơ sở cho việc xác định giá dịch
vụ sự nghiệp công phải được xây dựng và hoàn
thiện. Ngoài ra, việc kết cấu lương vào giá phải có
hướng dẫn cụ thể hơn, đặc biệt trong trường hợp
xác định giá dịch vụ giáo dục trên cơ sở thực hiện
tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương, ngạch
bậc, chức vụ đối với cơ sở giáo dục đại học công lập
và định mức lao động theo quy định.
Bốn là,
về cơ chế tiền lương và thu nhập tăng
thêm: (i) Mặc dù quy định giá dịch vụ tính đúng, tính
đủ các chi phí nhưng hiện nay theo quy định thì các
cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn phải dành 40%
số thu để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương. Nếu
thực hiện quy định này thì các đơn vị sự nghiệp công
lập sẽ không còn nhiều nguồn để chi trả thu nhập
tăng thêm; (ii) Quy định hệ số thu nhập tăng thêm
của chức danh lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học công
lập tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm
bình quân thực hiện của người lao động trong đơn
vị chưa phản ánh đầy đủ và xứng đáng năng lực, vai
trò, trách nhiệm của người lãnh đạo đơn vị, không
khuyến khích họ toàn tâm toàn ý với công việc.
Năm là,
khó khăn cho các cơ sở giáo dục đại học
công lập thực hiện cơ chế tự chủ là khi đối tượng
chính sách tập trung nhiều, khó đảm bảo cân đối
thu, chi của đơn vị.
Sáu là,
một số bất cập về nhiệm vụ, nhân sự và
bộ máy cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện cơ chế tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể:
Trong thực hiện tự chủ về nhiệm vụ nảy sinh
một số thách thức: (i) Yêu cầu cung cấp dịch vụ có
chất lượng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và
cạnh tranh được với các đơn vị cung ứng dịch vụ
ngoài công lập; (ii) Về điều kiện cơ sở vật chất, tiêu
chuẩn trình độ đội ngũ giảng viên đối với các ngành,
chuyên ngành đào tạo mới. Điều này đòi hỏi các phải
tăng cường đầu tư bồi dưỡng giảng viên, đồng thời
có chính sách ưu đãi thu hút giảng viên đảm bảo đủ
điều kiện mở rộng chuyên ngành đào tạo, tăng quy
mô, đáp ứng yêu cầu của xã hội; (iii) Quy định về
tuyển sinh hiện nay cũng khiến các cơ sở giáo dục
đại học công lập gặp khó khăn trong công tác tuyển
sinh; (iv) Các cơ sở giáo dục đại học công lập phải
đạt được chuẩn mực cao hơn trong việc xây dựng và
công bố chuẩn đầu ra làm cơ sở để xã hội có căn cứ
đánh giá và giám sát chất lượng đầu ra...
Trong tổ chức bộ máy, nhân sự quy định về xác
định vị trí việc làm còn chưa cụ thể, khó thực hiện
nên gây khó khăn trong công tác tuyển dụng. Ngoài
ra, vai trò và mối quan hệ giữa Bộ chủ quản, Ban
giám đốc, Hội đồng Trường/Hội đồng quản lý và
Đảng ủy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập
hiện còn chưa được làm rõ. Đặc biệt là vai trò của
chủ tịch Hội đồng Trường, Ban Giám đốc còn mờ
nhạt. Cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các bên còn
chưa cụ thể, làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo
Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP và Nghị
định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ, đến nay đã có trên 16 cơ sở giáo
dục đại học công lập (Trong đó có 02 học viện,
11 trường đại học và 03 trường cao đẳng) được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới
cơ chế hoạt động.
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...110
Powered by FlippingBook