k1 t5 - page 42

44
tài chính đối với giáo dục đại học
điện tử của Đại học Kinh tế quốc dân và từ các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan; đồng thời,
đối chiếu với những yêu cầu của cơ chế tự chủ
thí điểm để nhận diện rõ những thuận lợi và khó
khăn khi triển khai cơ chế tự chủ tại Đại học Kinh
tế quốc dân.
Kết quả bước đầu triển khai thí điểm
cơ chế tự chủ tại Đại học Kinh tế quốc dân
Tự chủ đại học công lập là một phạm trù khá
mới ở Việt Nam cho nên việc thí điểm triển khai
cơ chế tự chủ của Đại học Kinh tế quốc dân là một
tình huống quan trọng để hoàn thiện cơ chế, chính
sách đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo; đổi mới
công tác quản trị đại học ở Việt Nam về kinh tế,
quản lý và quản trị kinh doanh.
Cơ chế tự chủ thí điểm tại Đại học Kinh tế quốc
dân được thực hiện trên cơ sở Quyết định 368/
QĐ-TTg ngày 17/3/2015 về việc phê duyệt Đề án thí
điểm đối mới cơ chế hoạt động của Đại học Kinh
tế quốc dân giai đoạn 2015-2017. Cơ chế tự chủ thí
điểm gồm có các khía cạnh chủ yếu là học thuật, tài
chính và nhân sự. Cụ thể:
Một là, về học thuật bao gồm đào tạo và nghiên cứu
khoa học:
Đại học Kinh tế quốc dân có quyền quyết
định mở ngành, chuyên ngành đào tạo và xác định
chỉ tiêu tuyển sinh; Quyết định các hoạt động đào
tạo như: nội dung, phương pháp, học liệu; Liên kết
đào tạo trong và ngoài nước; Nghiên cứu khoa học,
ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu, cung
cấp dịch vụ công trong giáo dục và đào tạo.
Hai là, về nhân sự:
Đại học Kinh tế quốc dân có
quyền quyết định và chịu trách nhiệm về thành lập
mới; Tổ chức lại, sáp nhập, chia, tách, giải thể đơn
vị trực thuộc; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quy
chế hoạt động của các đơn vị; Quyết định số lượng,
cơ cấu lao động, vị trí việc làm; Tuyển dụng, quản
lý và phát triển đội ngũ viên chức; Ký kết hợp đồng
làm việc và hợp đồng lao động với giảng viên, nhà
khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước phục vụ
mục tiêu phát triển của Trường.
Ba là, về tài chính:
Cơ chế học phí, mức thu học
phí tối đa trình độ Đại học Kinh tế quốc dân được
phép áp dụng giai đoạn 2016-2017 trung bình
13,5 triệu đồng đối với hệ đại trà và học phí được
tính toán và công khai đối với từng nhóm ngành,
chuyên ngành, chương trình đào tạo. Đối với đào
tạo tiến sỹ và thạc sỹ, mức trần học phí cao hơn
mức học phí đại học tương ứng là 2,5 và 1,5 lần.
Mức học phí được quy định đối với chương trình
đặc thù theo đề án mở chương trình được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, Đại học Kinh
tế quốc dân được phép cung ứng dịch vụ và hỗ trợ
đào tạo để nâng cao chất lượng trên nguyên tắc bù
đắp chi phí và có tích lũy.
Bốn là, cơ chế tiền lương và thu nhập:
Bên cạnh
tiền lương ngạch và bậc theo quy định của Nhà
nước, Đại học Kinh tế quốc dân còn quyết định
mức thu nhập tăng thêm từ nguồn chênh lệch thu
lớn hơn chi, sau khi trích lập các quỹ theo quy
định như Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ
khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ hỗ trợ sinh viên
một cách công bằng, công khai, minh bạch. Nguồn
thu được sử dụng vào mở rộng cơ sở vật chất, đào
tạo nhân lực và bảo đảm chất lượng đào tạo và
nghiên cứu khoa học; Miễn, giảm học phí các đối
tượng chính sách theo quy định và khuyến khích
sinh viên học tập xuất sắc; Quy định về đầu tư,
mua sắm và cơ chế giám sát được xác định rõ ràng,
để quyền tự chủ được thực hiện hiệu quả.
Quan sát thực tế bước đầu triển khai cơ chế
tự chủ của Đại học Kinh tế quốc dân có thể thấy,
Trường đã thực hiện kế hoạch cơ chế tự chủ theo
đúng lộ trình chặt chẽ, khoa học và đồng bộ.
Nguyên tắc công khai, minh bạch và hiệu quả được
quán triệt triệt. Điều này được biểu hiện cụ thể: Sau
khi thông báo rộng rãi và công khai Quyết định
368/QĐ-TTg đến cán bộ công chức, cán bộ, viên
chức và sinh viên và tổ chức hội thảo khoa học về
cơ chế tự chủ để quán triệt Quyết định 368/QĐ-TTg
trong toàn Trường, đồng thời, Đại học Kinh tế quốc
dân đã hình thành 6 nhóm nghiên cứu về tự chủ
của Trường: Tự chủ đào tạo, nghiên cứu khoa học,
tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất
Mức trần học phí chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm
kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư (Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên)
Khối ngành, chuyên ngành đào tạo
Từ năm học 2015-2016
đến năm học 2017-2018
Từ năm học 2018-2019
đến năm học 2019-2020
Năm học 2020-2021
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản
1.750
1.850
2.050
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ;
thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch
2.050
2.200
2.400
3. Y dược
4.400
4.600
5.050
Nguồn: Nghị định 86/2015/NĐ-CP
1...,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41 43,44,45,46,47,48,49,50,51,52,...110
Powered by FlippingBook