k1 t5 - page 47

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
49
Nghiên cứu về tự chủ đại học tại các trường cho
thấy, những thách thức trong việc thu hút nguồn
lực tài chính tại các trường đại học ở Việt Nam giai
đoạn 1986-2017 đặt ra là:
Thư nhât,
tự đảm bảo về tài chính là một trong
những điều kiện để cơ sở GDĐH được tự chủ khi
không còn được cấp ngân sách nhà nước, trong khi
thực tế hiện nay, cơ sở GDĐH nguồn lực còn han
chê để có thể thực hiện tự chủ tài chính phục vụ
cho các hoạt động mở rộng quy mô đào tạo. Thực
tế các trường đai hoc thực hiện thí điểm tự chủ theo
Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014, nguồn
thu và gia tăng nguồn thu chủ yếu là từ học phí.
Nguồn thu từ khoa hoc công nghê của các trường
tự chủ, các đóng góp khác rất hạn chế. Đặc biệt,
những đóng góp như hiến tặng, các tài trợ hầu như
chưa có. Do đó, mức chi của các trường đai hoc vẫn
còn hạn chế: Chi cho hoạt động khoa học công nghệ
chưa đạt mức 5% tổng nguồn thu của nhà trường;
chi cho nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa đạt
3% (theo Nghị định 99/2014/NĐ-CP về quy định
việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt
động khoa học và công nghệ trong các cơ sở GDĐH.
Thư hai,
tự chủ đại học đã được quan tâm ngay
khi nhận thức được sự cần thiết chuyển đổi GDĐH
để thích ứng với nền kinh tế thị trường, định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Thư ba,
chưa có hướng dẫn cụ thể quyền tự chủ
trong việc quyết định các định mức chi; chưa có
chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với các trường
được giao thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/
NQ-CP để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; chưa có
hướng dẫn cụ thể, kịp thời về việc miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp từ lãi tiền gửi ngân hàng và thu
nhập từ các hoạt động đào tạo ngắn hạn theo Nghị
quyết 59/NQ-CP ngày 7/7//2016 của Chính phủ;
chưa có hướng dẫn kịp thời về miễn thuế GTGT,
thuế TNDN đối với các khoản thu học phí, lệ phí
sau khi các khoản thu này chuyển qua thực hiện
theo cơ chế giá theo Luật Phí và lệ phí số 97/2015/
QH13 có hiệu lực 01/01/2017; chưa có hướng dẫn về
việc sử dụng nguồn lực tham gia liên doanh, liên kết
để tăng nguồn thu cho các trường...
Thư tư,
việc thực hiện quyền tự chủ đối với GDĐH
mới chỉ thực hiện trong phạmvi thí điểm, tự chủ chưa
trở thành nhu cầu nội tại của các trường; điều kiện tự
chủ mới chỉ tiếp cận chủ yếu từ góc độ về tài chính.
Những bất cập từ nhiều phía đã hạn chế việc triển
khai và hiệu quả của thực hiện tự chủ của các cơ sở
GDĐH; tự chủ chưa thực sự trở thành động lực giúp
các cơ sở GDĐH phát huy khả năng chủ động, sáng
tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường cạnh
tranh và đa dạng hóa các loại hình giáo dục trong hệ
thống GDĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp
ứng nguồn nhân lực của đất nước và hội nhập quốc
tế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhìn chung, các trường tự chủ đã được giao quyền
mạnh mẽ hơn trong hoạt động tài chính nên đã chủ
động, linh hoạt hơn trong tổ chức thực hiện các hoạt
động của nhà trường, từng bước chủ động đổi mới
cơ chế để hoạt động ngày càng hiệu quả. Mô hình
thí điểm tự chủ bước đầu được đánh giá là có những
chuyển biến tích cực, các trường đã có những thành
tựu nhất định và được sự chấp nhận của xã hội.
Một số kiến nghị, đề xuất
Qua phân tích kinh nghiệm quốc tế và đánh giá
thực trạng triển khai cơ chế tự chủ của các cơ sở
GDĐH công lập hiện nay, tập trung vào quyền tự
chủ tai chinh của cơ sở GDĐH. Trên cơ sở đó, nhóm
tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
Thứ nhất,
vê tự chủ tai chinh, các cơ sở GDĐH
cần được quyết:
- Phân bổ các khoản ngân sách do Nhà nước cấp
cho các mặt hoạt động của trường; quyết định cách
thức sử dụng phần kinh phí ngân sách nhà nước tiết
kiệm được; tự chủ sử dụng các nguồn thu hợp pháp
của trường.
- Quyền vay tín chấp, hoặc được dùng các tài sản
hình thành từ nguồn tự có để vay không hạn chế
hạn mức.
- Quyền phân bổ, sử dụng kinh phí quyết toán
dư hàng năm.
- Quyền quyết định mức thu học phí các bậc đào
tạo và loại hình đào tạo của trường và các hệ số
miễn/giảm học phí của sinh viên.
- Quyền quyết định nội dung và mức chi từ các
nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn ngân
sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm
quyên đươc tư thoa thuân lương vơi ngươi lao đông
trên cơ sơ mưc lương tôi thiêu do nha nươc quy
đinh, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý và quy
định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Được tự quyết định mức trích lập quỹ và ra
quy định về sử dụng các quỹ của đơn vị (Quỹ Khen
thưởng; Quỹ Phúc lợi; Quỹ Hỗ trợ sinh viên; Quỹ
Học bổng và các quỹ khác để phát triển nhà trường).
- Quyền đàm phán phí quản lý và giá trị thương
hiệu trong các hợp đồng nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ của cán bộ trường và các
pháp nhân của trường; quyền đàm phán về phí bản
quyền của các băng phat minh sang chê của trường.
- Quyền trong việc lập và sử dụng các Quỹ Hiến
tặng để tái đầu tư và phát triển nhà trường.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...110
Powered by FlippingBook