k1 t5 - page 37

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
39
của cơ sở giáo dục đại học công lập và gây khó khăn
trong quá trình hoạt động và thực hiện cơ chế tự chủ
đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Một số đề xuất giải pháp
Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn,
thách thức trong thực hiện cơ chế tự chủ đối với các
cơ sở giáo dục đại học công lập, để đảm bảo triển
khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả
Nghị quyết 77/NQ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-CP
và để thúc đẩy phát triển lĩnh vực sự nghiệp giáo
dục đại học, nâng cao chất lượng dịch vụ trong thời
gian tới cần thực hiện một số đề xuất sau:
Một là,
tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học công lập
về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
trên cơ sở giảm bớt các rào cản quy định có liên quan
(ví dụ như quy định về quy mô sinh viên tối đa trong
xác định chỉ tiêu tuyển sinh ở các ngành tại Thông
tư 32/2015/TT-BGDĐT; hay quy định dành tối thiểu
5% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo
dục đại học công lập để đầu tư phát triển tiềm lực và
khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ tại
Nghị định 99/2014/NĐ-CP, dành tối thiểu 3% kinh
phí từ nguồn thu học phí của cơ sở giáo dục đại học
công lập để cho sinh viên và người học hoạt động
nghiên cứu khoa học...). Đồng thời, cần có hướng
dẫn cụ thể hơn đối với các nội dung quy định tại
Nghị quyết 77/NQ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP
để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của chính sách
(như về sử dụng nguồn lực liên doanh liên kết, góp
vốn bằng tài sản, tự chủ về chế độ làm việc của giảng
viên, về giờ chuẩn và nghĩa vụ giảng dạy, về sự khác
biệt giữa Hội đồng trường và Hội đồng quản lý...).
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đại học công lập cũng
cần chủ động nâng cao chất lượng và đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ thông qua phát triển đội ngũ
giảng viên, đổi mới giáo trình, bài giảng, tăng cường
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học...; tăng cường
nguồn thu của đơn vị thông qua đẩy mạnh xã hội
hóa, liên doanh liên kết, đẩy mạnh hợp tác quốc tế
trong giáo dục đào tạo và NCKH; chú trọng quảng
bá, xây dựng hình ảnh và thương hiệu của trường; và
mạnh dạn xây dựng và đổi mới cơ chế hoạt động của
trường, gắn lợi ích vật chất với hiệu quả hoạt động...
Hai là,
đảm bảo tự chủ về nguồn thu và quản lý
nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học công lập cần chủ
động trong việc tìm kiếm, khai thác và phát triển
các hoạt động sự nghiệp nhằm tăng nguồn thu sự
nghiệp thông qua vận động các nguồn viện trợ, tài
trợ trong và ngoài nước, đẩy mạnh các hoạt động
tạo nguồn thu từ sự đóng góp của người học trên
cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện cơ chế
giá dịch vụ, tăng cường liên kết đào tạo, nghiên cứu
khoa học, thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) và đẩy
mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo...
Ba là,
đổi mới cơ chế phân bổ NSNN cho sự nghiệp
giáo dục đào tạo nói chung, các cơ sở giáo dục đại
học công lập nói riêng trên cơ sở các ưu tiên và kết
quả đầu ra. Đẩy mạnh chuyển đổi việc cấp phát kinh
phí NSNN sang hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Bốn là,
cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ
các cơ sở giáo dục đại học công lập chuyển đổi cơ
chế hoạt động thông qua tiếp cận vốn vay ưu đãi,
hỗ trợ lãi suất để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa
học, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp...; đổi mới
chính sách ưu đãi tín dụng đối với học sinh, sinh
viên cho phù hợp với cơ chế tự chủ theo Nghị định
16/2015/NQ-CP khi thực hiện chuyển từ cơ chế học
phí sang giá dịch vụ.
Ngoài ra, cần nghiên cứu và thực hiện tái cấu trúc
các cơ sở giáo dục đại học công lập nhằmnâng cao hiệu
quả hoạt động cũng như trong cung cấp dịch vụ. Đồng
thời tăng cường tuyên truyền đổi mới cơ chế hoạt động
đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 77/
NQ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-CP nhằm nâng cao
nhận thức, hiểu biết về cơ chế tự chủ và tăng cường sự
đồng thuận của các cơ sở giáo dục đại học công lập và
công chúng trong thực hiện cơ chế tự chủ. Cần sớm có
hướng dẫn cụ thể về thành lập và hoạt động của Hội
đồng quản lý; làm rõ mối quan hệ giữa Ban giám đốc,
Hội đồng trường/Hội đồng quản lý và Đảng ủy trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập; hướng dẫn nguyên
tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm; thẩm quyền,
trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm;
hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp công chưa xây dựng
được vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh
nghề nghiệp xác định số lượng người làm việc trên cơ
sở định biên bình quân các năm trước.
Tài liệu tham khảo
1. Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, (2016), Giải pháp đẩy mạnh thực
hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính. Tài
liệu hội thảo tại Quảng Ngãi tháng 6/2016;
2. Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, (2015), Đổi mới cơ chế tự chủ đối
với đơn vị sự nghiệp công lập. Tài liệu hội thảo năm 2015;
3. Bộ Tài chính, (2012), Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP
ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp công lập của Bộ Tài chính;
4. Nguyễn Trường Giang và Trần Đức Cân (2016), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài
chính các trường đại học công lập ở Việt Nam.
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...110
Powered by FlippingBook