k1 t5 - page 44

46
tài chính đối với giáo dục đại học
Bên cạnh thuận lợi cơ bản và lâu dài, còn có
những khó khăn nhất định trong triển khai cơ chế
tự chủ tại Đại học Kinh tế quốc dân. Cụ thể:
Thứ nhất,
tự chủ là cơ chế mới chưa có trong tiền
lệ, cho nên việc thực hiện vẫn mang tính chất thăm
dò và thí điểm.
Thứ hai,
đáp ứng yêu cầu của mô hình đại học
đẳng cấp quốc tế, song song với việc giảng dạy, đội
ngũ giáo viên dành thời gian nghiên cứu khoa học
để tạo nguồn thu cho Nhà trường, điều này làm
hạn chế nhất định tới quỹ thời gian nghiên cứu tập
trung của đội ngũ giảng viên.
Thứ ba,
nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước
giảm mạnh, buộc Đại học Kinh tế quốc dân phải
đầu tư hiệu quả hơn trong dài hạn, nỗ lực nhiều
hơn trong tích lũy và tiết kiệm, trong khi học phí
vẫn bị giới hạn ở mức “trần”.
Thứ tư,
cạnh tranh trong giáo dục đại học ngày
càng gay gắt, không chỉ cạnh tranh giữa các cơ sở
giáo dục trong nước cùng ngành nghề đào tạo mà
còn phải cạnh tranh giữa cơ sở giáo dục trong nước
và cơ sở đào tạo nước ngoài. Các cam kết quốc tế
về mở cửa thị trường dịch vụ giáo dục đang tạo ra
những áp lực, buộc Đại học Kinh tế Quốc dân phải
tiến tới hình thành chiến lược phát triển thông qua
cạnh tranh. Để làm được điều này, chất lượng đào
tạo theo tiêu chuẩn quốc tế của Trường phải thực
sự được cải thiện.
Nhằm hạn chế những tồn tại, khó khăn ở trên,
quá trình thực hiện cơ chế tự chủ đại học tại Đại
học Kinh tế quốc dân cần phải tập trung giải quyết
một số vấn đề trọng tâm sau:
Một là,
cần tiếp tục nâng cao nhận thức toàn
diện về vai trò và tác dụng to lớn của tự chủ đại
học công lập trong quá trình thực hiện đổi mới căn
bản giáo dục và đào tạo thông qua các hoạt động
tuyên truyền, hội nghị, hội thảo khoa học, diễn dàn
khoa học, từ đó, hình thành nhận thức đầy đủ và
cách tiếp cận hợp lý với cơ chế này tại Đại học kinh
tế quốc dân. Do vai trò và vị trí của trường đầu
ngành và trọng điểm quốc gia nên những đổi mới
của Đại học Kinh tế quốc dân sẽ là tình huống điển
hình và phản ánh đầy đủ nhất các vấn đề của việc
thực hiện cơ chế tự chủ, góp phần hoàn thiện cơ
chế tự chủ đại học ở Việt Nam về kinh tế, quản lý
và quản trị kinh doanh.
Hai là,
cơ chế tự chủ đại học là cơ chế của nền
kinh tế thị trường, cho nên việc mạnh dạn đầu tư,
nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, tiếp nhận kinh
nghiệm quốc tế là cần thiết. Việc làm này đòi hòi
đầu tư vào nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc
tế, thậm chí cần xây dựng thành nhóm nghiên
cứu, hoặc tiểu ban nghiên cứu kinh nghiệm quốc
tế để giảm thiểu phí, thời gian và nguồn lực khi
cơ chế này đã hình thành và vận hành hiệu quả
trên toàn quốc.
Ba là,
cần thận trọng trong việc xây dựng và
thực hiện đề án tự chủ chi tiết và lâu dài với từng
lĩnh vực, trong đó đặc biệt coi trọng 3 lĩnh vực cối
lõi học thuật, nhân sự và tài chính. Về học thuật,
cần ưu tiên hình thành những sản phẩm trí tuệ
sáng tạo và mang tính tiên phong trong khoa học
kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đào tạo
đội ngũ nhà khoa học đầu ngành. Về nhân sự,
cần coi trong thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực chất lượng cao bằng chính sách thu hút,
sử dụng, đào tạo và đãi ngộ tài năng thỏa đáng.
Đồng thời, cần chú ý tạo năng lực tài chính hùng
mạnh thông qua cung ứng các dịch vụ giáo dục
chất lượng cao, thậm chí đạt đẳng cấp quốc tế để
tăng khả năng áp dụng mức học phí thỏa đáng
với chất lượng cao, tỷ lệ thu hồi hợp lý từ các dự
án, công trình nghiên cứu và phát triển có giá trị
cao, có tính lan tỏa lớn…
Bốn là,
cần sớm tiến hành đánh giá tổng thể,
toàn diện và đầy đủ quá trình thực hiện cơ chế tự
chủ thí điểm của Trường trực tiếp là việc thực hiện
Quyết định 368/QĐ-TTg để tạo cơ sở thực tiễn hoàn
thiện cơ chế tự chủ. Đây là cách thức để Đại học
Kinh tế quốc dân có thể vừa cung cấp kinh nghiệm
vừa trao đổi, tiếp nhận có chọn lọc các kinh nghiệm
từ các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế, trong
ngành và ngoài ngành, để từ đó hình thành một
chiến lược phát triển cơ chế tự chủ đại học tối ưu,
để xứng đáng là mô hình điển hình đối với các cơ
sở giáo dục khác trong cả nước về kinh tế, quản lý
và quản trị kinh doanh.
Tài liệu tham khảo:
1. Vũ Lan Anh (2016), Tự chủ tài chính của đại học Việt Nam. Bài trình bày
tại Hội thảo “Tự chủ đại học” do Hiệp hội các trường Đại học, Cao đ ng
Việt Nam tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
2. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo”;
3. Đại học Kinh tế Quốc dân, Sứ mệnh, tầm nhìn,
vi/su-menh-tam-nhin/su-menh-tam-nhin;
4. Hans Pechar (2005), Tự chủ đại học ở Úc,
/
IFF_hofo.05.001_pechar_autonomy.pdf;
5. Jun Oba (2005), Phát triển quyến tự chủ ở các trường đại học Pháp và
Nhật Bản: Nghiên cứu So sánh Chính sách Hợp đồng của Pháp và Tính kết
nối của các Trường đại học Quốc gia Nhật Bản;
6. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3
năm 2015 về việc Phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2015-2017;
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...110
Powered by FlippingBook