k1 t5 - page 39

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
41
nhập bình quân đầu người của hộ nghèo; Gia đình
có hoàn cảnh khó khăn về tài chính... được vay vốn
để theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề,
không phân biệt loại hình đào tạo (công lập hay dân
lập; chính quy hay tại chức) và thời gian đào tạo.
Về lãi suất cho vay:
Hiện nay, tín dụng đối với
HSSV được tính bằng mức lãi suất cho vay hộ nghèo,
ngoài ra, nếu HSSV trả nợ trước hạn sẽ được giảm
50% lãi suất cho vay. Đây là chính sách hỗ trợ của
Nhà nước để tạo điều kiện cho con, em các gia đình,
các hộ gia đình khó khăn về tài chính có nguồn tài
chính để theo học.
Về mức cho vay:
mức cho vay đã được điều chỉnh
tăng theo từng thời kỳ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu
vay vốn của HSSV, hỗ trợ một phần chi phí học tập
ở mức hợp lý đối với HSSV, không quá cao để HSSV
có thể đủ trang trải sau khi ra trường và không quá
thấp so với mức học phí và chi phí học tập của HSSV.
Mức vốn cho vay tối đa đã tăng từ 800.000 đồng/
học sinh/tháng vào năm 2007 và từ tháng 01/2016 là
1.250.000 đồng/tháng.
Về cơ chế, thủ tục vay vốn chương trình tín dụng
HSSV:
Thời gian qua, NHCSXH đã phối hợp với các
bộ, ngành, chính quyền địa phương cải tiến cơ chế cho
vay, giải ngân như: Giải ngân qua tài khoản thẻ; Rà
soát, bình xét đối tượng theo quy định làm căn cứ phê
duyệt cho vay; Tuyên truyền sâu rộng chính sách vay
vốn từ nhà trường đến chính quyền địa phương...
Về hỗ trợ cho HSSV ra trường chưa có công ăn việc
làm:
Trong thời gian học tập, HSSV/được vay vốn
nhưng chưa phải trả nợ gốc và lãi và chỉ phải trả nợ
gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi có việc
làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ
ngày kết thúc khoá học. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, học
sinh, sinh viên có khó khăn chưa trả được nợ, nếu có
văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được NHCSXH xem
xét cho gia hạn nợ.
Kết quả triển khai chính sách
tín dụng đối với học sinh, sinh viên
Sau gần 10 năm triển khai đến nay, Chương trình
tín dụng đối với HSSV đã cho hơn 3,4 triệu lượt
HSSV vay vốn đi học với tổng doanh số cho vay là
58.246 tỷ đồng, dư nợ đạt trên 19 nghìn tỷ đồng (số
liệu tính đến ngày 31/12/2016).
Cơ cấu dư nợ theo đối tượng thụ hưởng tính
đến 31/12/2016: (i) Đối tượng hộ nghèo là 3.718 tỷ
đồng với 154 ngàn hộ chiếm 18% tổng số hộ dư nợ;
(ii) Đối tượng hộ gia đình có mức thu nhập bình
quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập
bình quân đầu người của hộ nghèo là 7.868 tỷ đồng
với 365 ngàn hộ chiếm 42,7% tổng số hộ dư nợ; (iii)
Đối tượng hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài
chính là 7.751 tỷ đồng với 333 ngàn hộ chiếm 39%
tổng số hộ dư nợ; (iv) Đối tượng là HSSV mồ côi, lao
động nông thôn học nghề, bộ đội xuất ngũ học nghề
là hơn 38 tỷ đồng với hơn 2 ngàn hộ, HSSV chiếm tỷ
trọng 0,3% tổng số hộ dư nợ.
Cơ cấu cho vay theo trình độ đào tạo tính đến
31/12/2016: Sinh viên học đại học dư nợ là 16.559
tỷ đồng, với 924 ngàn HSSV (chiếm 39,9% tổng số
HSSV đang dư nợ); Sinh viên học cao đẳng dư nợ
là 12.146 tỷ đồng, với 802 ngàn HSSV (chiếm 34,6%
tổng số HSSV đang dư nợ); HSSV học trung cấp
dư nợ là 6.005 tỷ đồng, với 503 ngàn HSSV (chiếm
21,7% tổng số HSSV đang dư nợ); HSSV học nghề
(bao gồm cả cao đẳng nghề, trung cấp nghề, học
nghề dưới 1 năm) dư nợ là 1.091 tỷ đồng, với 86
ngàn HSSV (chiếm 3,8% tổng số HSSV đang dư nợ).
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV theo
Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ sau 10 năm thực hiện được đánh giá là một
chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã
hội, hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao của
các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội; Tạo sự
gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa
đói giảm nghèo, an sinh xã hội; Tạo sự bình đẳng
trong giáo dục và góp phần tạo nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Nâng cao vai trò của chính sách
tín dụng đối với học sinh, sinh viên
Nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển
khai chủ trương, chính sách đồng thời thường xuyên
tuyên truyền để người vay nâng cao ý thức, phát
huy hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, NHCSXH
đã đặt ra các mục tiêu và giải pháp trọng tâm trong
thời gian tới như:
Thứ nhất,
chủ động trong việc xin ý kiến của các
Bảng 1: Mức cho vay tối đa đối với một HSSV
theo từng thời kỳ
Thời gian
Mức cho vay/tháng/HSSV
Từ ngày 01/10/2007
800.000 đồng
Từ ngày 26/8/2009
860.000 đồng
Từ ngày 15/11/2010
900.000 đồng
Từ ngày 01/8/2011
1.000.000 đồng
Từ ngày 01/8/2013
1.100.000 đồng
Từ ngày 09/01/2016 đến nay
1.250.000 đồng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...110
Powered by FlippingBook