TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 52

56
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
phân phối và kiểm tra giám sát. Hai chức năng này
có tác dụng tích cực trong việc kích thích nền kinh tế
phát triển, góp phần khơi dậy và giải phóng nguồn
lực trong xã hội, nâng cao hiệu quả mọi hoạt động
KT-XH. Để thực hiện hai chức năng trên, người ta
thường phải sử dụng đến các công cụ tài chính để
tác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt được
những mục tiêu KT-XH đã định trước. Các công cụ
tài chính phổ biến gồm:
Thứ nhất, về chi ngân sách nhà nước (NSNN):
Việc
phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
theo những nguyên tắc nhất định. Đây là công cụ tài
chính cơ bản được sử dụng để phân phối, sử dụng
quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước cho từng hoạt
động, thuộc chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật
định. Thông qua chi NSNN, Nhà nước cung cấp
kinh phí để đầu tư cho các lĩnh vực, trong đó có chi
đầu tư để phát triển nghiên cứu khoa học (NCKH)
cũng như thị trường KHCN. Chi NSNN có tác động
lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của
lĩnh vực này, cụ thể gồm:
- Chi NSNN đầu tư cho thị trường công nghệ
được chú trọng vào lĩnh vực trọng điểm xây dựng
cơ sở vật chất – kỹ thuật và đầu tư có chiều sâu
cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thực hiện
nghiên cứu ứng dụng nhằm cung cấp sản phẩm
công nghệ cho thị trường.
- Chi NSNN tác động trực tiếp đến hoạt động của
tổ chức KHCN công lập để nghiên cứu tạo ra sản
phẩm công nghệ, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước.
Mặt khác, Nhà nước cấp kinh phí cho các tổ chức
KHCN công lập để “đặt hàng” mua hàng hóa, dịch
vụ (thông qua đơn đặt hàng) nhằm phục vụ lợi ích
công cộng của Nhà nước.
- Chi NSNN tập trung vào việc tạo môi trường để
thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới công nghệ;
thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
tham gia vào thị trường công nghệ; chi đầu tư cho
đề tài, đề án, chương trình thiết thực liên quan đến
phát triển thị trường công nghệ; xây dựng đội ngũ
nguồn nhân lực chất lượng cao...
- Thông qua công cụ chi NSNN để thực hiện tổ
chức hoạt động xúc tiến thị trường công nghệ, tổ
chức “chợ công nghệ” để tăng giá trị giao dịch mua
bán các sản phẩm, dịch vụ KHCN.
Như vậy, chi NSNN tác động đến việc thúc đẩy
tăng nguồn cung, nhu cầu công nghệ, tăng sự gắn
kết cung - cầu công nghệ cũng như việc chuyển giao
công nghệ trên thị trường.
Thứ hai, về thuế:
Thuế là công cụ tài chính được
Nhà nước sử dụng để huy động một phần của cải
xã hội từ các chủ thể KT-XH hội khác vào trong tay
Nhà nước. Thông qua các chính sách thuế áp dụng
sẽ có tác động khuyến khích hoặc hạn chế các chủ
thể KT-XH đầu tư phát triển cho các hoạt động liên
quan. Chính vì vậy, công cụ thuế sẽ tác động mạnh
đến việc khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của
thị trường KHCN. Một số tác động của công cụ này
cần phải đề cập tới như:
- Thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
của các doanh nghiệp (DN), tổ chức KHCN; tác
động đến các lĩnh vực như sở hữu trí tuệ; chuyển
giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn,
đào tạo, bồi dưỡng; phổ biến, ứng dụng thành tựu
KHCN trong các lĩnh vực KT - XH. Việc miễn, giảm
thuế đúng đắn đối với thị trường công nghệ thông
qua việc tạo cung, kích cầu và tạo môi trường lành
mạnh, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển của
thị trường công nghệ.
- Các hình thức ưu đãi thuế đối với thị trường
công nghệ gồm: Ưu đãi thông qua thuế suất; Áp
dụng các quy định làm giảm căn cứ tính thuế; Áp
dụng chế độ miễn giảm thuế. Khi áp dụng các
hình thức ưu đãi về thuế thực chất là hình thức
cấp phát vốn gián tiếp cho các DN, tổ chức KHCN,
tạo điều kiện cho các DN, tổ chức KHCN có thêm
vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ
(tạo cung) hoặc để mua sắm công nghệ mới (kích
cầu). Ngoài ra, luận án đã phân tích rõ tác động
của từng sắc thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất
nhập khẩu đến việc phát triển từng yếu tố của thị
trường công nghệ.
Thứ ba, về tín dụng:
Một bên cho vay cung cấp
nguồn tài chính cho bên đi vay, trong đó bên đi
vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong
một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo
một khoản tiền lãi. Bản chất của tín dụng là biểu
hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình
tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích
thỏa mãn nhu cầu về vốn tạm thời của chủ thể,
để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và
theo nguyên tắc hoàn trả, trong đó có việc cung
cấp tài chính để phát triển thị trường KHCN, thể
hiện như sau:
- Tín dụng có thể đáp ứng nhu cầu về vốn kịp
thời cho các cho các tổ chức, cá nhân, DN phát triển
công nghệ cung ứng trên thị trường.
- Việc sử dụng nguồn vốn tín dụng thông thường
phải qua quá trình thẩm định. Vì thế, các DN, tổ
chức KHCN phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu
quả để phát triển thị trường KHCN.
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...90
Powered by FlippingBook