TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 53

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
57
- Chính sách lãi suất tín dụng là công cụ quan
trọng khuyến khích các DN, tổ chức KHCN và cá
nhân tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng về việc quyết
định vay vốn nhiều hay ít, thời hạn vay và hoàn trả
đúng theo hợp đồng tín dụng.
Thứ tư, các quỹ đầu tư KHCN:
Trong nền kinh
tế thị trường, quỹ đầu tư được xem là một định
chế tài chính trung gian phi ngân hàng nhằm thu
hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu
tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đảm
bảo lợi ích cho cả người đầu tư lẫn người nhận
đầu tư. Các quỹ KHCN là một trong những quỹ
đầu tư chuyên sâu cho lĩnh vực KHCN trong đó
có phát triển thị trường KHCN. Hiện nay, Việt
Nam có 5 quỹ KHCN liên quan đến phát triển các
yếu tố của thị trường công nghệ, gồm các quỹ:
Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia (NAFOSTED);
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF); Quỹ
Phát triển KHCN cấp bộ, tỉnh, thành phố; Quỹ
Phát triển KHCN của DN; Quỹ Khởi nghiệp DN
KHCN Việt Nam (VSF).
Thực trạng các kênh huy động vốn
cho phát triển thị trường khoa học, công nghệ
Ngày 17/10/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị
định 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế
tài chính đối với hoạt động KHCN. Những điểm
mới về chính sách tài chính cho phát triển KHCN
được quy định bổ sung tại Nghị định như: Áp dụng
cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; Cấp kinh
phí thực hiện nhiệm vụ KHCN sử dụng NSNN
thông qua hệ thống Quỹ Phát triển KHCN; Buộc
DN nhà nước hàng năm phải trích từ 3% - 10% thu
nhập tính thuế thu nhập DN để lập Quỹ Phát triển
KHCN của DN.
Nghị định 95/2014/NĐ-CP nêu rõ, chi phát
triển tiềm lực KHCN, đầu tư và hỗ trợ xây dựng
cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các tổ chức KHCN,
không phân biệt thành phần kinh tế theo các
nội dung: Xây dựng mới, nâng cấp, tăng cường
năng lực nghiên cứu của các tổ chức KHCN; Xây
dựng khu nghiên cứu và phát triển cho các khu
công nghệ cao; Xây dựng hạ tầng thông tin, cơ
sở dữ liệu quốc gia và thống kê về KHCN; Các
hoạt động đầu tư khác phục vụ phát triển KHCN.
Chi sự nghiệp KHCN gồm có: Chi thực hiện các
nhiệm vụ KHCN; Chi thường xuyên và các nhiệm
vụ thường xuyên theo chức năng của các tổ chức
KHCN công lập theo quy định pháp luật về cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN
công lập; Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hoạt
động thông tin và thống kê KHCN…
Thực tế, những năm qua, Nhà nước chi cho
KHCN vẫn đảm bảo ở mức chi tối thiểu 2% trong
tổng chi NSNN (tương đương khoảng 0,5% GDP).
Xét cả giai đoạn 2011 - 2015, tổng chi NSNN cho
KHCN cao gấp 5,6 lần so với giai đoạn 2001 - 2005
và gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010.
Chi NSNN giữ vai trò chủ đạo (chiếm khoảng
60%), trong đó chi cho nghiên cứu và phát triển
chiếm khoảng 35 - 40% tổng số đầu tư cho KHCN
(đạt khoảng 0,18 - 0,2% của 0,5% GDP). Nếu so
sánh với các quốc gia trên thế giới thì tỷ lệ chi quốc
gia cho nghiên cứu và phát triển trên GDP của Việt
Nam còn thấp. Với tiềm lực NSNN hạn chế nên chi
NSNN cho hỗ trợ đổi mới công nghệ còn khiêm
tốn. Vì vậy, nhu cầu đổi mới công nghệ của tổ chức
cá nhân thấp.
Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển dịch vụ
trung gian, Bộ KHCN đã phối hợp với các bộ/tỉnh/
thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức được
nhiều kỳ Techmart với quy mô quốc gia, quốc tế,
vùng. Nếu tính cả công nghệ, thiết bị được giao
dịch thông qua các Hội chợ thì tổng giá trị các hợp
đồng mua bán công nghệ ước tính đạt khoảng
20.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD).
Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, Việt Nam
vẫn còn kém về mức độ và số lượng của các loại
hình dịch vụ KHCN.
Việc phân bổ NSNN phát triển các yếu tố của thị
trường KHCN còn dàn trải và phân tán từ các bộ,
ngành tới các địa phương và điều đó đang trở thành
rào cản lớn, hạn chế phát triển nguồn cung công
nghệ trên thị trường. Việc phân bổ chưa đảm bảo
theo những tiêu chí rõ ràng, thiếu cơ chế cạnh tranh
minh bạch, phân tán nên hiệu quả đầu tư thấp, chế
độ lương bổng không cao, cơ sở vật chất thiếu hụt…
tác động làm kìm hãm phát triển của thị trường
KHCN thời gian qua.
Các công cụ thuế cho thấy, hệ thống văn bản
pháp luật hiện hành đã có những ưu đãi nhất
định về mặt chính sách thuế dành cho thị trường
công nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế thị trường
vẫn chưa phát triển được như kỳ vọng. Cơ chế
để tiếp cận nguồn vốn đầu tư nghiên cứu và phát
triển công nghệ còn nhiều khó khăn do quy định
vay vốn, hỗ trợ lãi suất hoặc bảo lãnh tín dụng còn
nhiều bất cập.
Các quỹ KHCN cấp Quốc gia, tỉnh/thành, bộ/
ngành được sử dụng chủ yếu là để tài trợ, cho vay
với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh... đối với
các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phát triển
công nghệ. Thực tế, mức trích lập các quỹ còn thấp
chưa đạt quy định. Ví dụ: Quỹ Phát triển KHCN
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...90
Powered by FlippingBook