TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 64

68
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
định giá chuyển giao. Các giao dịch xuyên biên
giới giữa các bên độc lập sẽ là đối tượng chịu sự
điều chỉnh của các quy định về kiểm soát chuyển
giá khi các giao dịch này có liên quan đến đối tác
có trụ sở đặt tại các “thiên đường thuế”.
Bên cạnh đó, quy tắc xác định giá chuyển giao
còn được áp dụng cho một chuỗi các giao dịch có
bản chất tương tự nhau chứ không chỉ là các giao
dịch đơn lẻ như quy định ở luật cũ.
Thứ ba, áp dụng nguyên lý “chiều dài cánh tay” để xác
định giá tính thuế cho các giao dịch chuyển giao của công
ty đa quốc gia.
Các quy định mới trong Luật Thuế của
Nga yêu cầu giá áp dụng trong các giao dịch bị kiểm
soát (các giao dịch nghi vấn có chuyển giá) phải được
xác định phù hợp với mức giá mà các bên không liên
quan áp dụng trên thị trường (đối với các giao dịch
có thể so sánh được và trong điều kiện kinh tế tương
tự). Quy định này không đưa ra bất cứ yêu cầu nào về
mức giá áp dụng trong hợp đồng chuyển giao hoặc
giá xác định để thanh toán các giao dịch, mà chỉ liên
quan đến việc đánh thuế đối với các giao dịch đòi hỏi
người nộp thuế ghi lại các giao dịch được kiểm soát
trong sổ sách kế toán. Nói cách khác, với mục đích
định giá chuyển nhượng, người nộp thuế có thể ấn
định bất cứ giá nào cho các giao dịch của họ, miễn là
họ phải đóng thuế tương ứng với mức giá thị trường.
Bài học cho Việt Nam trong kiểm soát
chuyển giá của chi nhánh công ty đa quốc gia
Dựa trên kinh nghiệm trong kiểm soát chuyển
giá của Nga, một số bài học có thể tham khảo trong
điều kiện kinh tế hiện nay của Việt Nam bao gồm:
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kiểm
soát chuyển giá.
Hoạt động kiểm soát chuyển giá phải
được pháp lý hóa thông qua việc tạo cơ sở pháp lý
vững chắc ngăn chặn hành vi chuyển giá và hành lang
pháp lý thuận lợi để có thể thực hiện trong thực tế.
Hoạt động kiểm soát chuyển giá cần được cụ thể hóa
trong Luật và các nghị định có liên quan để các cơ
quan chức năng có đủ thẩm quyền tiến hành thanh
tra, kiểm tra và thực hiện xử lý khi phát hiện ra sai
phạm. Việt Nam có thể tham khảo Hướng dẫn của Tổ
chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) để thiết
kế khung pháp lý phù hợp phục vụ việc kiểm soát
chuyển giá, đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai, áp dụng phương pháp xác định giá tính thuế
thống nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
Việt Nam.
Do các doanh nghiệp khác nhau có quy
mô và loại hình hoạt động khác nhau, nên giá tính
thuế là khác nhau. Vì vậy, các cơ quan chức năng
cần thống nhất một phương pháp xác định phù hợp
với tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia mình.
Nguyên tắc “chiều dài cánh tay” hoặc nguyên tắc
thỏa thuận trước giá tính thuế (APA) là các nguyên
tắc tính thuế có thể tham khảo được cho điều kiện
của Việt Nam.
Thứ ba, xây dựng cơ sở dữ liệu về giá cả của các
loại hàng hóa được giao dịch giữa các công ty độc lập
và công ty liên kết.
Giao dịch liên kết của các doanh
nghiệp FDI diễn ra đa dạng, phức tạp, trong khi
đó, nguồn dữ liệu đặc thù để so sánh giá giao dịch
chưa được xây dựng ở Việt Nam. Do đó, khi một
nghiệp vụ mua bán nội bộ xảy ra, các cơ quan chức
năng rất khó khăn trong việc tìm kiếm một nghiệp
vụ mua bán tương đương để so sánh và xác định
xem nghiệp vụ này có tuân theo nguyên tắc giá thị
trường hay không. Điều này đặc biệt khó khi giao
dịch có liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ có tính
chất đặc thù. Vì vậy, để từng bước nâng cao hiệu
quả công tác kiểm soát chuyển giá, các cơ quan chức
năng cần sớm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về
giá chuyển giao để làm căn cứ cho việc thanh tra,
kiểm tra và xử lý các giao dịch chuyển giá.
Thứ tư, có chế tài xử phạt thích đáng nhằm ngăn
ngừa và trừng phạt các hành vi chuyển giá.
Ngoài truy
thu thuế, Chính phủ có thể thực hiện các hình phạt
bổ sung đối với các doanh nghiệp có hành vi chuyển
giá với mức phạt thích đáng. Các chế tài này phải
đủ mạnh để có thể ngăn chặn, răn đe doanh nghiệp
trước các gian lận liên quan đến chuyển giá.
Thứ năm, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
chuyên trách về kiểm soát chuyển giá.
Số lượng cán bộ
thuế chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực này còn
mỏng, trong khi giao dịch liên kết để chuyển giá của
các công ty đa quốc gia ngày càng tinh vi và phức tạp.
Thêm vào đó, các đơn vị chuyên trách về thanh tra giá
chuyển giao chỉ có ở một vài địa phương và mới được
thành lập. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác
kiểm soát chuyển giá, nhất thiết cần nâng cao trình độ
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm phát
hiện ra các dấu hiệu chuyển giá tại doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
1. Dương Văn An, 2016, Chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam;
2. Baker R.W. (2005), Capitalism’s Achilles heel, John Wiley & Sons,
Inc.,Hoboken, New Jersey;
3. Nguyễn Văn Phượng, 2015, Kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyển giá
tại Việt Nam;
4. Prem Sikka, The dark side of transfer pricing: Its role in tax avoidance and
wealth retentiveness, University of Essex, UK, 2010;
5.
/;
6.
court-case/.
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...90
Powered by FlippingBook