TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 92

91
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
bộ phận sản xuất thường ghi lại một doanh thu nội
bộ; các bộ phận mua hàng ghi nhận một chi phí nội
bộ, giá chuyển nhượng được đề cập đến là số tiền của
các giao dịch nội bộ. Giá giao dịch nội bộ được gọi là
giá chuyển nhượng nội bộ. Do đó, khi các nhà quản
lý được đánh giá trên cơ sở thu nhập kế toán của các
đơn vị của họ, giá chuyển nhượng ảnh hưởng đến các
quyết định quản lý của họ.
Theo Benke, R.L.,J và cộng sự (1982) giá chuyển
nhượng như là một phần của hệ thống kiểm soát quản
lý của DN với hai mục tiêu chính: Thống nhất mục
tiêu hoạt động giữa tổng công ty và các đơn vị thành
viên, đảm bảo rằng các nhà quản lý bộ phận đưa ra
hành động là hướng đến lợi ích tổng thể của DN và
Cung cấp một hệ thống đo lường, đánh giá hiệu quả
kinh doanh phù hợp.
Các phương pháp định giá
sản phẩm chuyển nhượng nội bộ
Các DN thường chọn 1 trong 3 phương pháp để
định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ (Bảng 1).
Định giá sản phẩm chuyển nhượng theo giá thị trường
Hirshleifer (1956) là người đầu tiên đã công thức
hóa vấn đề giá chuyển nhượng trong kinh tế khi cho
rằng giá thị trường là giá chuyển nhượng đúng chỉ
khi hàng hóa chuyển giao được sản xuất trong thị
trường có tính cạnh tranh hoàn hảo. Nếu thị trường là
cạnh tranh hoàn hảo, giá thị trường là cơ sở thích hợp
nhất cho việc định giá sản phẩm hoặc dịch vụ chuyển
giao giữa các bộ phận (trung tâm trách nhiệm). Giá thị
trường đưa ra một cách đánh giá độc lập đối với sản
phẩm, dịch vụ chuyển giao cũng như mỗi trung tâm
lợi nhuận đóng góp bao nhiêu vào tổng lợi nhuận của
toàn công ty nhận được từ các giao dịch. Tuy nhiên,
Khái niệm giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ
Theo Eccles, R.G. (1985), giá chuyển nhượng là giá
được áp lên hàng hoá, dịch vụ và tài sản chuyển giao
trong nội bộ các công ty, khi chúng di chuyển từ một
thực thể tổ chức (một bộ phận, đơn vị) đến một thực
thể khác trong doanh nghiệp (DN). Vì thế, nếu như vai
trò của giá bán ra ngoài là để phân bổ hiệu quả nguồn
lực trên thị trường, thì vai trò của giá chuyển nhượng
là để phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong công ty.
Theo Vaysam Igor (1996), trong các tổ chức có
sự phân quyền, hàng hóa và dịch vụ được chuyển
nhượng giữa các bộ phận. Khi sản phẩm được sản
xuất bởi một bộ phận của DN được chuyển nhượng
cho bộ phận khác, những giao dịch này thường được
ghi trong sổ kế toán của các bộ phận có liên quan; các
BÀNVỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNHGIÁ CHUYỂNNHƯỢNGTRONGDOANHNGHIỆP
TS. HOÀNG KHÁNH VÂN, ThS. NINH THỊ THÚY NGÂN, ThS. NGUYỄN THỊ THU LỆ
- Khoa Kế toán (Đại học Lao động Xã hội) *
Giá chuyểnnhượngkhông chỉ là công cụhạch toánmà còn là công cụgiúpnhàquản lýđưa ra các quyết
địnhđúngđắn, gópphần thốngnhấtmục tiêuhoạt độnggiữa tổng công tyhay tậpđoànvà các đơnvị
thànhviênvàđo lườnghiệuquảhoạt động của trung tâmlợi nhuận. Không cómột phươngphápđịnhgiá
chuyểnnhượngnào là tốt nhất chomọi hoàn cảnh, vì phươngphápđịnhgiá chuyểnnhượng tốt nhất cho
một doanhnghiệpphụ thộc vào các đặc điểmvàmục đích chuyểnnhượngnội bộ của công tyđó.
Từ khóa: Giá chuyển nhượng, phương pháp định giá chuyển nhượng
METHODS OF TRANSFER PRICING IN ENTERPRISES
Identifying the transfer price so as to maximize
the enterprise benefit is now a topic of
concern. Transfer price in not an accounting
tool but a managerial instrument that helps
managers make right decision and consolidate
operation goal between group or corporation
and member companies or affiliates, it also
helps measure the operation performance of
the profit centers.
Keywords: Transfer price, transfer pricing method
Ngày nhận bài: 8/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 28/6/2018
Ngày duyệt đăng: 4/7/2018
*Email:
1...,82,83,84,85,86,87,88,89,90,91 93,94,95,96,97,98,99,100,101,102,...129
Powered by FlippingBook