TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 90

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
89
so với các tổ chức TCVM bán chính thức và không
chính thức. Nguồn vốn huy động chủ yếu của tổ chức
là tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của cá nhân và tổ chức.
Đối với các tổ chức TCVM chính thức, việc huy động
từ tiền gửi tiết kiệm dễ gấp 3 – 4 lần so với tổ chức
TCVM khác.
- Về dịch vụ phi tài chính: Hiện nay, Thanh Hóa
MFI đang cung cấp các dịch vụ phi tài chính như: Đào
tạo, nâng cao năng lực cho thành viên; Tổ chức các
hoạt động cho thành viên.
Đặc điểm cho vay đối với phụ nữ
Hoạt động của Thanh Hóa MFI chủ yếu là tín dụng
vi mô. Điểm khác biệt của tín dụng vi mô với tín dụng
của các ngân hàng thương mại là tín dụng vi mô cho
khách hàng vay vốn nói chung, phụ nữ vay vốn nói
riêng không cần tài sản thế chấp. Đối tượng khách
hàng của tín dụng vi mô là người nghèo và rất nghèo,
những người không có tài sản giá trị, do vậy, nếu cho
vay theo kiểu truyền thống, đối tượng khách hàng này
không thể tham gia.
Thanh Hóa MFI thực hiện cho vay thông qua
cho vay theo nhóm, tức là muốn được vay vốn thì
phụ nữ phải tham gia vào một nhóm nào đó trong
cộng đồng với số lượng thành viên tối thiểu 3 người.
Các thành viên trong nhóm sẽ cam kết bảo lãnh cho
nhau trong quá trình vay vốn. Theo đó, mỗi thành
viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm về việc trả
tiền vay đối với các thành viên còn lại của nhóm.
Vốn vay được trả dần gồm cả gốc và lãi hàng tháng.
Điều này sẽ giúp phụ nữ giảm bớt gánh nặng khi
phải trả cuối kỳ. Đồng thời, giúp chị em tính toán
tìm ra hoạt động tạo thu nhập thường xuyên và tập
thói quen tiết kiệm dần hàng ngày, tuần, tháng. Mức
vay từ nhỏ tới lớn, mức vay lần sau sẽ cao hơn lần
trước để các chị em quen dần với cách quản lý và sử
dụng vốn. Bên cạnh đó, nguyên tắc cho vay gắn với
tiết kiệm. Tiết kiệm càng cao thì mức vốn vay càng
lớn. Điều này sẽ kích thích phụ nữ tạo thói quen tích
lũy để chủ động trong việc đối phó với các rủi ro có
thể xảy ra trong cuộc sống.
Thực trạng hoạt động
cho phụ nữ vay vốn của Thanh Hóa MFI
Trong giai đoạn 2008–2017, dư nợ cho vay của
Thanh Hóa MFI liên tục tăng qua các năm (Hình 1). Có
được sự tăng trưởng này, Thanh Hóa MFI đã áp dụng
phổ biến tiết kiệm bắt buộc (TKBB) để đảm bảo vốn
vay. Tiết kiệm bắt buộc được coi như một hình thức
thế chấp, đảm bảo cho sự hoàn trả của khách hàng với
tổ chức. Tổ chức cung cấp 2 loại sản phẩm tiết kiệm:
TKBB và tiết kiệm tự nguyện (TKTN). Tổ chức yêu cầu
các thành viên đóng TKBB với một khoản tiền cố định/
lần họp cụm (1 lần/tháng). Các thành viên có thể rút
khoản TKBB trong trường hợp khẩn cấp, nhưng số dư
tiết kiệm tối thiểu phải đạt 300.000 đồng.
Tuy nhiên, từ năm 2014 khi được Nhà nước công
nhận là 1 trong 3 tổ chức TCVM tại Việt Nam, TKTN
tăng mạnh qua các năm. Tổng tiết kiệm của Thanh
Hóa MFI có mức tăng trưởng đột biến, đặc biệt là
TKTN. Cụ thể, trong các năm 2011-2012, TKTN của
Thanh Hóa MFI có tốc độ tăng trưởng lần lượt là
700%, 678% và tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo
với mức tăng trưởng trung bình là 65%. Tính đến
tháng 12/2017, tổng tiết kiệm của Thanh Hóa MFI
gần 200 tỷ đồng, trong đó TKTN chiếm 62% và phần
còn lại thuộc TKBB. Tổng tiền gửi của khách hàng
tại Thanh Hóa MFI chỉ chiếm khoảng 58% tổng dư
nợ cho vay. Trong khi đó, các nguồn vốn ủy thác của
các nhà tài trợ quốc tế hay các nguồn vốn đi vay khác
ngày càng thu hẹp do xu hướng thay đổi trong tài trợ
dự án quốc tế.
Đối tượng vay của tổ chức TCVM Thanh Hóa
chủ yếu là khách hàng nữ. Thời điểm 31/12/2016,
số khách hàng vay vốn là 26.379, số khách hàng vay
vốn là phụ nữ là 18.847, chiếm 70,5% tổng số khách
hàng vay vốn. Tính đến 31/12/2017, số khách hàng
vay vốn khoảng 34.000 người, trong đó khách hàng
là phụ nữ khoảng 22.000 người, chiếm 64,7% tổng số
khách hàng vay vốn.
Trên cơ sở hoạt động cho vay của Thanh Hóa IMF
thời gian qua có thể thấy, mặc dù số lượng khách hàng
vay vốn và dư nợ cho vay tăng qua các năm nhưng
tỷ lệ tăng lại giảm. Điều này do một số nguyên nhân:
Thứ nhất,
khi thiết kế sản phẩm tín dụng không
dựa trên nhu cầu và quan điểm kinh doanh mà chủ
yếu kế thừa từ các dự án tài trợ trước đây. Do vậy,
mức vốn vay còn hạn hẹp hoặc không phù hợp với
nhu cầu về vốn của khách hàng là phụ nữ khi đầu tư
vào mỗi loại hình sản xuất kinh doanh.
Thứ hai,
phương thức hoàn trả mới tập trung vào
HÌNH 1: DƯ NỢ CHO VAY CỦA THANH HÓA MFI
GIAI ĐOẠN 2008 – 2017
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa
1...,80,81,82,83,84,85,86,87,88,89 91,92,93,94,95,96,97,98,99,100,...129
Powered by FlippingBook