TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 93

92
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
một trong những vấn đề lớn gặp phải khi sử dụng giá
thị trường là thị trường dường như không mang tính
cạnh tranh hoàn hảo.
Nếu bộ phận bán không thể có lãi trong dài hạn
với giá thị trường hiện hành thì DN không nên sản
xuất sản phẩm trung gian mà nên mua từ thị trường
bên ngoài. Tương tự, nếu bộ phận mua không thể có
lãi trong dài hạn khi các giao dịch chuyển nhượng
được thực hiện trong nội bộ ở mức giá thị trường hiện
hành thì bộ phận mua nên cắt bỏ việc gia công sản
phẩm này và bộ phận bán nên được cho phép bán tất
cả sản phẩm của mình ra thị trường bên ngoài. Nếu
tồn tại một thị trường cạnh tranh cho sản phẩm trung
gian, giá thị trường có thể được sử dụng để cho phép
các quyết định của bộ phận bán và bộ phận mua là
độc lập với nhau.
Trên thực tế, tổng lợi nhuận của cả DN sẽ khác
khi sản phẩm trung gian được mua trong nội bộ
hay từ bên ngoài. Bộ phận bán sẽ phải chịu chi
phí bán hàng khi bán sản phẩm trung gian ra thị
trường ngoài nhưng có thể không phải chịu những
chi phí đó khi tiến hành giao dịch nội bộ. Nếu giá
chuyển nhượng được thiết lập ở mức giá thị trường
hiện hành, thì bộ phận mua sẽ không quan tâm đến
việc sản phẩm trung gian đạt được từ nội bộ hay
thị trường ngoài. Tuy nhiên, nếu bộ phận mua mua
sản phẩm trung gian từ bên ngoài, DN sẽ phải chịu
mức chi phí bán hàng cao hơn do bộ phận bán phải
bán sản lượng của mình ra thị trường ngoài. Trên
thực tế, nhiều DN thay đổi quy định giá thị trường
khi định giá chuyển nhượng nội bộ bằng cách giảm
trừ các khoản chi phí bán hàng, vận chuyển… cho
khách hàng nội bộ.
Phương pháp tính giá chuyển nhượng nội bộ theo
giá thị trường được áp dụng khá phổ biến vì nó đạt
được những ưu điểm trong kiểm soát chi phí của các
bộ phận, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận từ các bộ phận,
toàn DN, kích thích và góp phần hoàn thiện phương
pháp kế toán trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi
cho đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm
lợi nhuận, gắn chi phí, hiệu suất sản xuất của DN với
thị trường, với nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, định
giá sản phẩm chuyển nhượng theo giá thị trường đôi
khi không thực hiện được bởi: Bộ phận mua không
tìm thấy sản phẩm tương tự của bộ phận bán ở thị
trường; Bộ phận bán không thể bán ra thị trường
những sản phẩm dịch vụ sản xuất theo yêu cầu của
bộ phận mua; Không tồn tại giá thị trường của sản
phẩm chuyển nhượng.
Định giá sản phẩm chuyển nhượng trên cơ sở chi phí
Theo phương pháp này, giá chuyển nhượng có
thể được tính bằng phương pháp chi phí thực tế,
phương pháp chi phí thông thường, phương pháp
chi phí tiêu chuẩn, chi phí biến đổi, chi phí đầy đủ
hay chi phí đầy đủ và phần lợi nhuận cộng thêm.
Phần lợi nhuận cộng thêm được xác định vì các đơn
vị thành viên trong DN đều được xem là các trung
tâm lợi nhuận, do đó hiếm có trường hợp các đơn
vị này chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ với giá
chuyển nhượng bằng hay thấp hơn chi phí sản xuất
kinh doanh đã bỏ ra. Hirshleifer (1956) kết luận rằng,
giá chuyển nhượng dựa vào chi phí biên có thể tạo
động lực cho nhà quản lý của cả bộ phận bán và bộ
phận mua sản xuất ra mức sản lượng làm tối đa hóa
tổng lợi nhuận của toàn DN.
Ưu điểm của phương pháp chuyển nhượng theo
chi phí là giá chuyển nhượng được xác định bằng
phương pháp kỹ thuật nên hạn chế được tính chủ
quan trong các quyết định về tính giá chuyển nhượng.
Tuy nhiên, khi định giá sản phẩm chuyển nhượng trên
cơ sở chi phí thường gặp phải một số hạn chế như
sử dụng chi phí làm cơ sở chuyển nhượng sản phẩm
không khuyến khích các bộ phận sản xuất kiểm soát
chi phí tốt hơn. Sử dụng chi phí làm cơ sở chuyển
nhượng có thể dẫn đến giá sản phẩm của các bộ phận
xa rời với giá thị trường và cũng dễ dẫn theo tình trạng
năng suất, chi phí của các bộ phận xa rời tình hình
chung trên thị trường.
Địnhgiásảnphẩmchuyểnnhượngthôngquathươnglượng
Nếu các bộ phận được phép thương lượng tự
BẢNG 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG
Phân loại giá chuyển nhượng nội bộ
Giá chuyển nhượng dựa trên chi phí
Giá chuyển nhượng dựa trên thị trường
hoặc dựa trên thị trường có điều chỉnh
Giá chuyển nhượng dựa trên đàm phán
Thông tin về chi phí được sử dụng để thiết
lập giá chuyển nhượng
Giá của thị trường bên ngoài được sử dụng
để xác định giá chuyển nhượng nội bộ
Các nhà quản lý của các đơn vị thiết lập
một mức giá mà mức giá đó được cả
bên bán và bên mua nội bộ chấp nhận
Ví dụ: Giá chuyển nhượng dựa vào chi phí
đầy đủ thực tế, giá chuyển nhượng dựa vào
chi phí tiêu chuẩn, giá chuyển nhượng dựa
vào chi phí đầy đủ cộng thêm…
Giá chuyển nhượng dựa vào giá thị trường
trừ đi các khoản chiết khấu…
Giá chuyển nhượng dựa trên đàm phán.
Nguồn:Tổnghợpcủanhóm tácgiả
1...,83,84,85,86,87,88,89,90,91,92 94,95,96,97,98,99,100,101,102,103,...129
Powered by FlippingBook