TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 91

90
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
trả định kỳ hoặc trả cuối kỳ mà chưa có các phương
thức hoàn trả được thiết kế riêng dựa trên dòng tiền
của dự án kinh doanh, sản xuất. Phương thức hoàn
trả này sẽ làm cho khách hàng không có các khoản
thu nhập thường xuyên khó tiếp cận được với vốn vay
của tổ chức.
Một số đề xuất, khuyến nghị
Nhằm phát huy hiệu quả của Thanh Hóa MFI đối
với phụ nữ nói riêng, người dân có thu nhập thấp nói
chung, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau:
Một là, cần thiết kế sản phẩm phù hợp với mỗi đối tượng
vay vốn khác nhau.
Trong thời gian tới, Thanh Hóa MFI cần nghiên
cứu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của phụ
nữ để thiết kế thêm các sản phẩn vốn vay mới phù
hợp với từng đối tượng. Các sản phẩm, dịch vụ cho
phụ nữ cần thiết kế để phù hợp với nhu cầu của từng
nhóm khách hàng, bởi nhu cầu sử dụng vốn vay hay
nhu cầu tiết kiệm ở mỗi nhóm phụ nữ là khác nhau.
Đối với cho vay cần mở rộng thêm các hình thức cho
vay như cho vay, theo hạn mức, cho vay dựa trên sự
bảo lãnh của bên thứ ba, cho vay đầu tư phương tiện,
cho vay chi trả học phí.
Hai là, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm
nâng cao hơn nữa quyền năng cho phụ nữ nghèo.
Với đặc thù các khoản vay nhỏ, số lượng khách
hàng nhiều, địa bàn trải rộng, đội ngũ cán bộ của
Thanh Hóa MFI phải làm việc với cường độ cao, khối
lượng công việc lớn. Nếu như với khoản vay 1 tỷ
đồng ở một ngân hàng thương mại chỉ do một cán
bộ tín dụng phụ trách thì ở Thanh Hóa MFI khoản
vay này có thể cho gần 100 khách hàng khác nhau.
Chính vì vậy, để có được chất lượng phục vụ cao nhất
cho khách hàng vay vốn nói chung, khách hàng phụ
nữ nói riêng, Thanh Hóa IMF cần tăng cường thêm
đội ngũ cán bộ và thực hiện tổ chức các khóa đào tạo
để liên tục nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ
nhân viên của tổ chức.
Ba là, tăng cường giáo dục tài chính cho phụ nữ vay vốn.
Việc tăng cường công tác tuyên truyền cần đặc
biệt chú ý đến phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa để
cá nhân phụ nữ trên địa bàn hiểu rõ, hiểu đúng
về vai trò của hoạt động TCVM đối với công tác
xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Theo
kết quả điều tra, 46% phụ nữ ở nông thôn không
biết đến các chương trình của TCVM dành cho họ.
Do đó, khi thiếu tiền thay vì tìm đến các tổ chức
TCVM, phụ nữ nông thôn lại tìm đến các kênh tín
dụng không chính thức. Điều này khiến họ mãi
luẩn quẩn trong vòng đói nghèo do lãi suất cao, do
không biết sử dụng đồng tiền vay hiệu quả. Vì vậy,
nên kết hợp việc tuyên truyền bằng cách lồng ghép
các nội dung này vào nội dung các cuộc họp mặt
thường kỳ, chương trình phát thanh ở địa phương,
qua các phương tiện thông tin đại chúng với sự lan
tỏa từ các hội, nhóm phụ nữ ở các làng xã. Đồng
thời, thường xuyên tổ chức các buổi tuyên dương
những phụ nữ thoát nghèo thông qua sử dụng vốn
từ TCVM.
Bốn là, xây dựng hệ thống thông tin quản lý tín dụng
trên phần mềm.
Đây là vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động
của Thanh Hóa MFI bởi số lượng khách hàng quá
nhiều so với số lượng cán bộ nhân viên của tổ
chức (tính đến thời điểm 31/12/2017, tổng số cán
bộ của tổ chức là 170 cán bộ với số lượng khách
hàng là 58.868. Như vậy, năng suất là 346 khách
hàng/cán bộ). Với hệ thống thông tin thô sơ như
hiện nay thì áp lực lên cán bộ của Thanh Hóa MFI
rất lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả hoạt động của tổ chức nói chung, hiệu quả
công tác giảm nghèo cho phụ nữ nói riêng. Chính
vì vậy, trong thời gian tới, Thanh Hóa MFI cần tìm
kiếm các nguồn lực hỗ trợ để xây dựng hệ thống
thông tin quản lý tín dụng trên phần mềm. Đây
cũng là tiền đề quan trọng để thúc đẩy tài chính
toàn diện phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Kim Anh và cộng tác viên (2011), TCVM với giảm nghèo tại Việt Nam -
Kiểm định và so sánh, NXB Thống kê, Hà Nội;
2. Nguyễn KimAnh và cộng tác viên (2016), Chuyển đổi tổ chức TCVM tại Việt Nam
– Bài học kinh nghiệm của các tổ chức TCVM, NXB Thống kê, Hà Nội;
3. Báo cáo tổng kết của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hóa các năm từ 2008
đến 2017;
4. Asian Development Bank ADB (2000), Finance for the Poor: ADB Microfinance
Strategy,
access on
July 3 2013;
5. Bennett L. and Cuevas C. (1996), Sustainable banking with the Poor, Journal of
International Development 8, pp.145-152.
HÌNH 2: SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG VAY VỐN
CỦA THANH HÓA MFI GIAI ĐOẠN 2008 - 2017
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa
1...,81,82,83,84,85,86,87,88,89,90 92,93,94,95,96,97,98,99,100,101,...129
Powered by FlippingBook