TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 116

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
115
hướng chuyên sâu; hệ thống Chuẩn mực KTNN theo
chuẩn mực quốc tế được hoàn thiện; Đề án tổng thể
phát triển công nghệ thông tin của KTNN giai đoạn
2015-2020 được triển khai…
Để hoàn thành tốt nhiệmvụ được giao, đòi hỏi đội
ngũ kiểm toán viên nhà nước phải có trình độ năng
lực, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt; quá
trình tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm được thực hiện
một cách cẩn trọng. Kiểm toán là công việc mang
tính chuyên môn cao, công tác kiểm toán luôn đặt
ra yêu cầu cho các kiểm toán viên nhà nước không
ngừng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và trau dồi kỹ
năng nghề nghiệp.
Theo Tuyên bố Lima: “Công chức kiểm toán của
cơ quan KTNN phải có đủ năng lực cần thiết và đạo
đức để hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của mình. Ngay
từ lúc tuyển dụng vào biên chế của cơ quan KTNN
phải quan tâm đến trình độ kiến thức và năng lực
trên mức độ trung bình cũng như thực tế nghiệp vụ
ở mức thỏa đáng của các ứng viên”. Trong thực tế,
KTNN cũng đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu đối với ứng
viên tuyển dụng vào ngành cũng như các tiêu chuẩn
chuyên môn để bổ nhiệm các ngạch kiểm toán viên
nhà nước. Hàng năm, KTNN luôn quan tâm, chú
trọng đến công tác đào tạo đội ngũ kiểm toán viên,
không chỉ giới hạn đào tạo về chuyên môn nghiệp
vụ mà còn đào tạo các kỹ năng cần thiết cho công
tác kiểm toán.
Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt được,
khắc phục những hạn chế, tồn tại trong đào tạo, bồi
dưỡng phát triển nguồn nhân lực, ngày càng nâng
cao trình độ năng lực và kỹ năng chuyên môn của
kiểm toán viên nhà nước phục vụ đắc lực cho yêu cầu
phát triển và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của
đất nước, cần quan tâm thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất,
phát triển hệ thống tổ chức bộ máy
và tăng cường năng lực đội ngũ về số lượng, cơ
cấu, chất lượng, tính chuyên nghiệp hóa: Tiếp tục
củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển
nguồn nhân lực. Tiếp tục chú trọng đổi mới, nâng
cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng từ xây
dựng kế hoạch đến chương trình, tài liệu đào tạo
cũng như công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán,
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ tư
duy cách tiếp cận đến thực tế triển khai; đồng thời
phát triển hoạt động kiểm toán dựa trên phương
pháp đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu; bước
đầu xây dựng và không ngừng tăng cường năng
lực kiểm toán hoạt động.
Thứ hai,
tăng cường năng lực chuyên môn và
đạo đức nghề nghiệp trong môi trường quốc tế.
KTNN Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch,
hành động cụ thể nhằm trau dồi trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp
cho kiểm toán viên, nâng cao chất lượng kiểm toán.
KTNN cần tranh thủ được mọi nguồn lực và cơ hội
để tăng cường năng lực cho đội ngũ kiểm toán viên,
hoàn thiện phương pháp kiểm toán để trở thành cơ
quan chuyên nghiệp, hiện đại; tranh thủ sự tạo điều
kiện của ASOSAI để nâng cao năng lực cho nhiều
thế hệ công chức, kiểm toán viên qua các khóa đào
tạo ở nước ngoài trên nhiều lĩnh vực khác nhau…
Thứ ba,
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
sẽ mang đến sự thay đổi cơ bản trên hầu hết các
lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có ngành Kiểm toán.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi cơ quan
quản lý phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin tốt hơn nữa để theo kịp sự phát triển của công
nghệ. Các cán bộ, công chức kiểm toán viên cần kịp
thời nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông
tin để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu trong công
việc. Cần tổ chức các khóa nâng cao trình độ để các
kiểm toán viên nắm bắt và thích nghi với những ứng
dụng công nghệ thông tin, với phương tiện kiểm
toán hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
công việc. Các kiểm toán viên cần được đào tạo, bồi
dưỡng để nắm chắc chu trình, chương trình kiểm
toán mới thiết lập trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật
số. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ
thông tin đủ số lượng, chất lượng, đảm bảo đáp ứng
yêu cầu quản lý, sử dụng hệ thống công nghệ thông
tin và công tác kiểm toán công nghệ thông tin; Nâng
cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức
chuyên trách công nghệ thông tin đảm bảo đủ khả
năng quản lý, vận hành và phát triển hệ thống công
nghệ thông tin của KTNN.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật KTNN 2015 (sửa đổi);
2. Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020;
3. Hồ Đức Phớc, KTNN phấn đấu trở thành cơ quan kiểm tra có trách nhiệm, uy
tín, năng động và hiện đại, báo Nhân Dân ngày 28/07/2016;
4. Chuẩn mực KTNN số 30 – Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
5. Tuyên bố Lima của INTOSAI;
6. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
Kết quả kiểmtoán gópphần vào việc quản trị tài
chínhquốc gia, quản trị doanhnghiệpnhànước.
Các đơn vị được kiểm toán, các cấp, các ngành
thấy rõ tác dụng, vai trò của kiểm toán nhà nước
để phối hợp tốt hơn, đồng thời nâng cao ý thức
chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao
hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
1...,106,107,108,109,110,111,112,113,114,115 117,118,119,120,121,122,123,124,125,126,...129
Powered by FlippingBook