TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 67

66
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
rủi ro lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nên chi
phí vay (phần bù rủi ro) của các DNNVV thường
cao hơn dẫn đến lãi suất vay cũng thường cao hơn.
Thứ tư,
các DNNVV đối mặt với rủi ro lớn hơn
trong hoạt động kinh doanh: DNNVV thường là
nhóm có sức mạnh thị trường hạn chế, thiếu các hồ
sơ tài chính và thương mại tương ứng; Thiếu năng
lực trong xử lý các vấn đề thuế, kiểm toán và pháp
lý và dễ bị tổn thương đối với các cú sốc bên ngoài.
Chưa kể, ở các nước đang phát triển, “thể chế thị
trường xung khắc” (Acemoglu, 2012), chẳng hạn
như: Quyền tài sản không chắc chắn, môi trường
kinh doanh không bình đẳng, tham nhũng, rủi ro
chính trị… có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến
khả năng sống còn của các DNNVV. Thêm vào đó,
sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, hạn chế của tín
dụng ngân hàng chặt chẽ hơn đối với các DNNVV,
do các ngân hàng phải thay đổi các điều kiện cho
vay để đáp ứng quy định đặt ra (OECD, 2015).
Cơ sở dữ liệu, mô hình và giả thuyết đề xuất
Trong nghiên cứu này, dữ liệu mảng được tạo
ra từ việc kết hợp tổng mẫu các DN có trong các
cuộc điều tra DNNVV từ 2007-2015 và dữ liệu về
thể chế môi trường kinh doanh cấp tỉnh giai đoạn
2006- 2015. Trong đó, dữ liệu điều tra DNNVV là bộ
dữ liệu được chiết xuất từ các cuộc điều tra DNNVV
được thực hiện 2 năm một lần (từ năm 2005 đến
2015) bởi các Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương (CIEM), Viện Khoa học lao động và các vấn đề
xã hội (ILSSA) và Khoa Kinh tế (DoE), Trường Đại
học tổng hợp Copenhagen, Đan Mạch.
Dữ liệu về thể chế môi trường kinh doanh là
bộ cơ sở dữ liệu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI) do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) thực hiện trong giai đoạn 2006-2015. Bộ dữ
liệu PCI được khảo sát nhằm đánh giá và xếp hạng
chất lượng quản trị kinh tế của chính quyền địa
phương trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi, hỗ trợ khu vực DN phát triển.
Bộ dữ liệu bảng cuối cùng sau khi được làm sạch
gồm có 3.283 DN, tạo thành 11.640 quan sát, đã tồn
tại trong giai đoạn 2007-2015. Tuy nhiên, dữ liệu
chiết xuất lại cho thấy, chỉ có 2.943 DN, tạo thành
7.212 quan sát, có thông tin về tín dụng chính thức
và trở thành đối tượng nghiên cứu tại phân tích này.
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy xác suất
hai mức độ dạng logit trên dữ liệu mảng được đề
xuất bởi Lê (2012) và Okura (2009) nhằm tìm ra
những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín
dụng ngân hàng của DN. Mô hình có dạng tổng
quát như sau:
(1)
Trong đó, Yit là xác suất để DN i tại thời điểm t
có vốn vay chính thức (vay ngân hàng). Y chỉ nhận
2 giá trị: 1 nếu DN có vốn vay chính thức, 0 nếu
ngược lại.
Xit là các yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng vay
vốn chính thức của DN i tại thời điểm t, bao gồm:
Đặc điểm chung DN, đặc điểm tài chính, uy tín tín
dụng, các thể chế môi trường kinh doanh...
Biến phụ thuộc: Là biến Y trong mô hình (1)
“credit” phản ánh xác suất có khoản vay chính thức
của DN (credit chỉ nhận một trong hai giá trị: 1: có
vay, 0: không vay). Khoản vay chính thức là khoản
vay của DN tại NHTM hoặc các tổ chức tín dụng
chính thức.
Thống kê cho thấy, có 40% số DNNVV trong năm
2015 không có nhu cầu vay vốn. Nếu DN không có
nhu cầu vay vốn thì sẽ không được xếp vào đối
tượng nghiên cứu. Nói cách khác nghiên cứu đặt
thêm điều kiện để biến credit chỉ nhận giá trị 0 hoặc
1 với các DN có nhu cầu vay vốn.
Về các biến giải thích {biến X trong mô hình (1)},
nghiên cứu sử dụng 5 nhóm biến, bao gồm: Đặc
điểm DN, đặc điểm tài chính, uy tín tín dụng, thể
chế môi trường kinh doanh và các biến giả kiểm
soát về thời gian, ngành, tỉnh.
Nhóm tác giả áp dụng ý tưởng trong nghiên
cứu của Lê (2012) và Võ (2011) để lựa chọn ra các
biến đặc điểm của DN, bao gồm: Tổng số lao động,
tuổi DN, tổng giá trị đầu tư vào máy móc và tài sản
trong năm tài khóa liền trước và tỷ lệ nợ trên tổng
tài sản. Các biến này đại diện cho quy mô DN cả về
tài sản lẫn lao động.
Nhóm biến về đặc điểm tài chính bao gồm 6 đại
lượng đại diện cho các kênh huy động vốn đầu tư
của DN, bao gồm: Tỷ trọng vốn nội bộ, vốn vay
ngân hàng, vốn vay từ tổ chức tín dụng khác, vốn
từ bạn bè họ hàng, vốn vay không lãi suất khác và
vốn huy động từ phát hành cổ phiếu. Trong 6 biến
số trên, biến tỷ trọng vốn vay ngân hàng tự tương
quan mạnh với biến phụ thuộc (credit) nên được
lược bỏ. Các kênh huy động vốn này đại diện cho
các kênh tín dụng chủ yếu mà DNNVV sử dụng để
tài trợ cho các dự án đầu tư của mình.
Giả thiết 1:
Tỷ trọng vốn từ các kênh tín dụng phi
ngân hàng có quan hệ tương quan nghịch với xác
xuất có vốn vay ngân hàng.
Về nhóm uy tín tín dụng, các biến được sử
dụng là: Khả năng xuất khẩu (export), DN có đăng
ký kinh doanh (formal), quan hệ chính trị (party),
tham gia hiệp hội (group), có báo cáo tài chính được
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...129
Powered by FlippingBook