TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 74

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
73
cũng như có cơ sở để đẩy mạnh vấn đề quản lý rủi
ro. Tuy nhiên, nguồn tiếp cận tài chính hiện đang là
một thách thức rất lớn đối với các hộ nông dân ở các
nước đang phát triển. Theo Demirguc-Kunt, Asli và
Leora Klapper (2012), 55% tổng dân số ở châu Phi
đang hoạt động trong ngành nông nghiệp nhưng
số vốn tài trợ cho nông nghiệp từ các ngân hàng
thương mại chỉ chiếm 1% trong tổng tín dụng của
ngân hàng. Tương tự, số liệu của Demirguc-Kunt,
Asli và Leora Klapper (2012) cũng chỉ ra rằng, ở
các nước đang phát triển trên toàn thế giới, chỉ có
4,7% cá nhân ở các khu vực nông thôn có khoản vay
chính thức từ các tổ chức tín dụng và chỉ 5,9% trong
số họ có mở tài khoản ở ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính
cho nông nghiệp, các chính phủ từ lâu đã có những
chính sách hỗ trợ thúc đẩy. Tuy nhiên, nhiều chương
trình và hoạt động đã thất bại trong việc giải quyết
các trở ngại đối với việc tạo kênh dẫn vốn cho nông
nghiệp. Ngay cả các chính sách tín dụng nông
nghiệp do các chính phủ đề ra hầu hết cũng đi vào
bề tắc và cuối cùng là thất bại trong việc cải thiện
năng suất lao động cũng như cải thiện đời sống của
nông dân. Các chương trình tín dụng nông nghiệp
phải trả giá đắt cũng như không bền vững, do tỷ lệ
trả nợ thấp và cuối cùng thì các mục tiêu phát triển
nông nghiệp cũng không đạt được (Meyer, 2007).
Hiện nay, các nghiên cứu về tầm quan trọng của
tài chính nông nghiệp tập trung vào ảnh hưởng của
việc hạn chế tín dụng nông nghiệp đối với các yếu
tố đầu ra như năng suất, thu nhập. Các nghiên cứu
này tập trung vào đối tượng là các hộ nông dân, bởi
vì các hộ nông dân nhỏ lẻ là thành phần chính của
kinh tế nông nghiệp, và tập trung chính ở các nước
đang phát triển. Nhóm Fengxia (2012) chỉ ra rằng,
hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng nông nghiệp
khiến cho các nguồn lực đầu vào về lao động, về
giáo dục đối với nông dân, không thể được sử dụng
một cách hiệu quả nhất. Nghiên cứu được thực hiện
ở tỉnh Hắc Long Giang, một vùng sản xuất nông
nghiệp lớn phía Bắc Trung Quốc. Theo đó, mặc dù
Trung Quốc là một trong những nước có vùng nông
thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp lớn nhất
trên thế giới, nông dân Trung Quốc đang thiếu vốn
nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
bằng việc xoá bỏ được các rào cản về tín dụng, năng
suất nông nghiệp trung bình ước tính tăng tới 75%.
Nghiên cứu thực nghiệm của Vũ Xuân Luân và
Siegfried Bauer (2016) về tác động của việc tiếp cận
tín dụng đối với thu nhập của các hộ gia đình nông
thôn cũng cho kết quả về một mối liên hệ giữa tài
chính nông thôn mà cụ thể là tiếp cận tín dụng và
thu nhập của nông dân. Khác với các nghiên cứu
trước chỉ tập trung vào các nhóm đối tượng nghiên
cứu đồng nhất, nghiên cứu của Vũ Xuân Luân và
Siegfried Bauer (2016) nghiên cứu sự khác nhau
giữa các nhóm đối tượng khác nhau về hộ nghèo, tỷ
trọng vốn vay, tiếp cận với các dịch vụ nông nghiệp
và dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng
dữ liệu thu thập từ 1338 hộ gia đình trong Khảo sát
về tiếp cận các nguồn lực của các hộ gia đình Việt
Nam năm 2012. Cụ thể, với đặc thù của nông nghiệp
Việt Nam, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, tiếp cận
tín dụng liên hệ với thu nhập cao, tuy nhiên, liên
hệ này chủ yếu thông qua thu nhập phi trang trại.
Đặc biệt, nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng, tín
dụng hầu như không ảnh hưởng đến thu nhập của
khu vực dân tộc thiểu số.
Nhóm nghiên cứu của Shahab và cộng sự (2016)
khẳng định, tín dụng nông nghiệp đóng vai trò quan
trọng đối với việc quản lý rủi ro tại các nông trại.
Từ lập luận đó, nhóm tiến hành nghiên cứu việc sử
dụng tín dụng nông nghiệp như là một chiến lược
quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro sau thiên tai
như lũ lụt. Nhóm nghiên cứu đã lượng hoá một số
yếu tố như nhận thức về rủi ro, thái độ đối với rủi ro
và khả năng tiếp cận tín dụng nông nghiệp. Kết quả
mô hình hồi quy biến phụ thuộc nhị phân (Probit
model) cho thấy, các yếu tố kinh tế - xã hội như kinh
nghiệm, giáo dục, nhận thức về rủi ro, thu nhập hay
khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính đều có ảnh
hưởng tới việc sử dụng tín dụng nông nghiệp. Cụ
thể, đây là các mối quan hệ cùng chiều.
Đối với vấn đề sử dụng các công cụ tài chính
nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu
của Marr và cộng sự (2016) chỉ ra rằng, những trang
trại có rủi ro cao sẽ có xu hướng mua bảo hiểm. Bản
thân thiết kế của sản phẩm bảo hiểm cũng là yếu
tố có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua bảo hiểm.
Trong khi đó, nghiên cứu không tìm ra mối quan
hệ giữa các yếu tố xã hội như tuổi tác, trình độ giáo
dục, thời gian canh tác nông nghiệp hay khẩu vị rủi
HÌNH 1: CÁC LOẠI DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
Nguồn: FAO, 2013
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...129
Powered by FlippingBook