TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 72

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
71
nhất (2014-2016), Chính phủ Tazania tiếp tục đề ra
Chiến lược lần thứ hai (2017-2020) với những mục
tiêu và chỉ tiêu cụ thể hơn liên quan đến khả năng
tiếp cận dịch vụ; khả năng hấp thụ và khả năng sử
dụng các dịch vụ của tài chính toàn diện của quốc
gia này. Các mục tiêu được trình bày chi tiết, cụ thể
với các định mức khác nhau cùng với đó tiếp tục
triển khai các giải pháp đã thực hiện thành công
trong giai đoạn vừa qua.
Khuyến nghị chính sách
phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệmcủa PNGvà Tanazia
có thể thấy, 2 quốc gia này đã nhận thức được vai
trò quan trọng của phát triển tài chính toàn diện,
đồng thời tập trung chủ yếu vào các hoạt động như
hoàn thiện thể chế, pháp luật tạo hành lang pháp
lý cho hoạt động tài chính phát triển; Xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp với nhu cầu
của hoạt động tài chính; Tuyên truyền, giáo dục về
lợi ích của tài chính toàn diện đến mọi đối tượng
trong xã hội.
Để phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam,
thời gian tới cần triển khai một số nội dung sau:
Thứ nhất,
Ngân hàng Nhà nước cần rà soát hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy việc phát triển
các dịch vụ ngân hàng như: Tín dụng, thanh toán,
hoạt động bảo lãnh, cung cấp dịch vụ tài chính…
để tiến tới dịch vụ tài chính toàn diện. Hiện nay,
hành lang pháp lý về phát triển tài chính toàn diện
hiện hành còn nhiều quy định chưa phù
hợp với bối cảnh và tình hình thực tế ở
Việt Nam, do vậy chưa thực sự thúc đẩy
sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng
nhất là với vấn đề ngân hàng điện tử, các
dịch vụ thanh toán di động. Những hạn
chế này đặt ra yêu cầu cần hoàn thiện sửa
đổi, bổ sung một số quy định trong các
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
cũng như xây dựng hành lang pháp lý
mới nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển
sản phẩm, dịch vụ thanh toán.
Thứ hai,
cần chú trọng vào việc xây dựng một
hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính bền vững tạo
điều kiện cho phát triển đa dạng sản phẩm, dịch
vụ và kênh phân phối hiện đại. Để làm được
điều đó, cần nâng cấp hạ tầng công nghệ tương
thích với nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại;
đồng thời, có chính sách đào tạo nâng cao chất
lượng nhân sự có khả năng vận hành và làm chủ
hệ điều hành, cơ sở dữ liệu ngày càng phức tạp
cũng như đảm bảo an ninh, an toàn trong quá
trình hoạt động.
Thứ ba,
cần xây dựng một hệ thống các tổ chức
cung ứng dịch vụ tài chính hoạt động an toàn,
hiệu quả và có trách nhiệm. Trong đó, phát huy
vai trò của các tổ chức tài chính vi mô và các
tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cùng những
loại hình định chế đặc biệt khác như Ngân hàng
Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn…
Bên cạnh đó, cần quan tâm đến sự phát triển
của các hình thức tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Các tổ chức tài chính vi mô cũng đã hoạt động trên
phạm vi 136/703 quận huyện thị trấn tại 34/63 tỉnh,
thành phố trên cả nước. Do vậy, để hỗ trợ cho hoạt
động tài chính có phạm vi rộng khắp trên cả nước
đến được với các hộ gia đình, cá nhân ở khu vực
nông thôn, vùng xâu, vùng xa đòi hỏi có sự phát
triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Thứ tư,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo
dục tài chính để thay đổi nhận thức của người dân
về tài chính toàn diện.
Tài liệu tham khảo:
1. IMF (tháng 9/2015), “Financial Inclusion: Can It Meet Multiple
Macroeconomic Goals?”;
2. FinScope Tanzania (tháng 7/2017), “National Financial Inclusion
Framework 2018-2022”;
3. Loi M. Bakani, “National Financial Inclusion Strategy 2016 - 2020”;
4. Ngân hàng Thế giới, truy cập
/
financialinclusion/overview.
BẢNG 2: SỐ LƯỢNG TRUY CẬP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TẠI TAZANIA
TRONG CÁC NĂM 2009, 2013, 2017 (%)
Chỉ tiêu
2009 2013 2017
Có hoặc đã sử dung dịch vụ ngân hàng
9,0
13,8 16,7
Không sử dụng dịch vụ ngân hàng nhưng
sử dụng dịch vụ chính thức khác
7,0
43,0 48,6
Không có/sử dụng dịch vụ tài chính chính thức
nhưng sử dụng dịch vụ tài chính phi chính thức
29,0 15,8
6,7
Loại trừ tài chính
55,0 27,4 28,0
Nguồn: NFIF 2018 – 2022
Theo World Bank 2018, tài chính toàn diện là
các cá nhân và doanh nghiệp có quyền tiếp
cận và sử dụng vào các sản phẩm và dịch vụ
tài chính hữu ích và phù hợp theo khả năng
tài chính và khả năng đáp ứng nhu cầu của họ
(giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và
bảo hiểm) theo cách thức có trách nhiệm và
bền vững.
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,82,...129
Powered by FlippingBook