TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 70

69
KINH TẾ QUỐC TẾ
sách hiệu quả của Chính phủ, cơ sở hạ tầng tài chính
dễ tiếp cận và khung pháp lý tạo điều kiện cho khu
vực tư nhân tăng trưởng, đổi mới và cạnh tranh trong
khi bảo vệ người tiêu dùng và ổn định tài chính.
- Truy cập:
Đây là bước đầu tiên của tài chính
toàn diện để sử dụng dịch vụ tài chính, cá nhân
và DN phải có khả năng truy cập chúng một cách
thuận tiện. Truy cập tài chính giao dịch có thể thông
qua các điểm truy cập (chi nhánh, máy ATM, đại lý,
EFTPOS) hoặc từ xa thông qua công nghệ thông tin
và truyền thông như điện thoại di động. Trong đó,
điểm truy cập là bắt buộc đối với nhiều chức năng
dịch vụ tài chính, bao gồm: Rút tiền hoặc gửi tiền
mặt, mở tài khoản ngân hàng, xin tín dụng và tìm
kiếm lời khuyên.
- Chất lượng:
Để mọi người sử dụng hiệu quả các
dịch vụ tài chính thì các dịch vụ này phải tương ứng
với nhu cầu tài chính của họ. Ngoài ra, dịch vụ tài
chính phải được cung cấp một cách có trách nhiệm
(minh bạch, thực hành công bằng).
- Sử dụng:
Sử dụng hiệu quả các dịch vụ tài chính
sẽ dẫn đến tác động kinh tế và tạo ra lợi nhuận của
khu vực tư nhân, việc sử dụng là yếu tố thúc đẩy
tài chính toàn diện. Sử dụng có thể xảy ra khi môi
trường cho phép, truy cập và chất lượng có lợi.
Kết quả phát triển tài chính toàn diện tại PNG
cho thấy, thị trường dịch vụ tài chính phát triển ở
PNG rất đa dạng với các loại hình tổ chức chính
thức tư nhân khác nhau như: Ngân hàng thương
mại, công ty tài chính, ngân hàng vi mô, tổ chức tiết
kiệm và cho vay, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm nhân
thọ, công ty bảo hiểm nói chung, một ngân hàng
phát triển. Thêm vào đó là các tổ chức tài chính tư
nhân, Ngân hàng Phát triển Quốc gia cho vay nông
thôn và số lượng các tổ chức phi chính phủ cung cấp
Kinh nghiệm quốc tế về tài chính toàn diện
Papua New Guinea:
Mục tiêu phát triển tài chính toàn diện của Papua
New Guinea (PNG) là cho phép các cá nhân và
doanh nghiệp (DN) đạt được mục tiêu của họ về
tiềm năng kinh tế, tức là để hỗ trợ phát triển kinh tế,
tăng thu nhập và cải thiện tiêu chuẩn sống. Đối với
khu vực tư nhân, mục tiêu của tài chính toàn diện là
để thu hút khách hàng mới, tiếp cận thị trường mới,
phân đoạn và cuối cùng tăng lợi nhuận. Do đó, tài
chính toàn diện là một chương trình nghị sự đa diện
dựa trên 4 trụ cột chính:
- Môi trường phù hợp:
Các chính sách và bối cảnh
pháp lý đối với tài chính toàn diện. Tài chính toàn
diện sẽ đạt được tốt nhất nếu được hỗ trợ bởi chính
KINHNGHIỆMQUỐC TẾ
VỀ PHÁT TRIỂNTÀI CHÍNHTOÀNDIỆN
ThS. NGUYỄN MẠNH HÙNG, ThS. HOÀNG THỊ HƯƠNG GIANG
- Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh *
Tài chính toàn diện là việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm,
tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người
dân. Qua nghiên cứu kinh nghiệmcủa PapuaNewGuinea và Tanazia có thể thấy, 2 quốc gia này đã
nhận thức được vai trò quan trọng của phát triển tài chính toàn diện, đồng thời tập trung chủ yếu vào
các hoạt động như hoàn thiện thể chế, pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tài chính phát
triển; Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp với nhu cầu của hoạt động tài chính.
Từ khóa: Tài chính toàn diện, dịch vụ tài chính, tài khoản tiết kiệm, tổ chức tài chính, tín dụng
INTERNATIONAL EXPERIENCE ON FINANCIAL INCLUSION
DEVELOPMENT
Financial inclusion is the provision of official
financial services (payment, transfer, savings,
credit and insurance) in convenient and
suitable methods and with reasonable costs
towards entire population. This paper studies
the experience of Papua New Guinea and
Tazania in developing financial inclusion.
Keywords: Financial inclusion, financial services, savings
account, financial institution, credit
Ngày nhận bài: 11/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 27/6/2018
Ngày duyệt đăng: 2/7/2018
*Email:
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...129
Powered by FlippingBook