TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 69

68
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
quan trọng đối với khả năng tiếp cận tín dụng của
DNNVV. Hệ số PCI – đại diện cho chất lượng thể
chế có dấu dương và mức ý nghĩa thống kê rất cao
(1%) ở tất cả các mô hình. Điều này hàm ý rằng sự
cải thiện về chất lượng môi trường kinh doanh có tác
động tích cực tới khả năng tiếp cận vốn vay chính
thức của DNNVV. Khi môi trường kinh doanh được
cải thiện, các thể chế tốt được thực thi thì chi phí
giao dịch trên thị trường sẽ rẻ hơn. Doanh nghiệp có
thể an tâm mở rộng kinh doanh, tích cực đầu tư và
điều này gia tăng xác suất vay ngân hàng.
Thứ năm,
nghiên cứu cũng tiến hành kiểm
nghiệm sâu hơn tác động của các yếu tố thể chế tới
khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của DNNVV.
Kết quả tương đồng của các mô hình đề xuất rằng,
chất lượng hệ thống pháp luật (Legalframework), tư
pháp và độ minh bạch (transparency) là chìa khóa
để hỗ trợ DNNVV tiếp cận với tín dụng chính thức.
Hệ số của hai chỉ số độ minh bạch (Transparency)
và thể chế luật pháp (Legal Framework) đều dương
và có ý nghĩa thống kê. Thể chế pháp luật và năng
lực tư pháp phản ánh khả năng bảo vệ quyền sở
hữu, giải quyết các tranh chấp hợp đồng của chính
quyền địa phương. Đây là các yếu tố then chốt để
hỗ trợ cho quan hệ tín dụng của DN.
Kết luận và hàm ý về chính sách
Kết quả phân tích định lượng về các yếu tố tác
động tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
DNNVV Việt Nam dẫn đến một số kết luận ban đầu
như sau:
-
DNNVV Việt Nam khó tiếp cận với tín dụng
chính thức và phải phụ thuộc vào nguồn vốn tự có
và các loại vốn xã hội thiếu bền vững, nhiều rủi ro
để triển khai các kế hoạch đầu tư của mình.
-
NHTM không dựa vào các chỉ số năng lực, uy
tín của DN để quyết định cho vay. Điều này phản
ánh tình trạng thông tin bất đối xứng do thiếu vắng
các hệ thống xếp hạng tín dụng đáng tin cậy và tâm
lý phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. Khoảng trống
tín dụng sẽ đe dọa sự phát triển bền vững của hệ
thống DN Việt Nam và sự phát triển của thị trường
tín dụng.
-
Thể chế môi trường kinh doanh tốt có thể gia
tăng khả năng vay được vốn chính thức của DNNVV.
Khi môi trường kinh doanh thân thiện, quan hệ tín
dụng giữa ngân hàng và DNNVV được cải thiện,
chi phí giao dịch trên thị trường thấp, DNNVV yên
tâm mở rộng kinh doanh. Điều này hàm ý rằng, tất
cả các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh sẽ
hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay chính thức.
Phân tích sâu về các thể chế môi trường kinh doanh
cũng cho thấy, chất lượng các thể chế tư pháp và sự
minh bạch thông tin của chính quyền địa phương có
tác động mạnh tới khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của DNNVV. Đây có thể là hai lĩnh vực nên ưu
tiên thực hiện cải cách để khơi thông dòng vốn cho
DNNVV.
-
Nguyên nhân chính của tình trạng khó khăn
trong tiếp cận tín dụng đối với DNNVV bao gồm
cả những yếu tổ chủ quan và khách quan. Về chủ
quan, DNNVV phải đối diện với những giới hạn
về năng lực quản lý, công nghệ và thiếu thông tin
cũng như khả năng đáp ứng đủ điều kiện hồ sơ
vay vốn ngân hàng. Về mặt khách quan, hệ thống
chính sách, pháp luật và các thể chế sở hữu, tư
pháp tuy đã được xây dựng nhưng chưa phát huy
được hiệu quả có thể do những hạn chế về năng
lực của địa phương. Như vậy, nhà hoạch định
chính sách có thể khuyến khích các địa phương
cải thiện thể chế môi trường kinh doanh thông qua
học hỏi và áp dụng mô hình của các địa phương
khác, thành công hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. CIEM, ILSSA, DOE và UNU-WIDER (2005, 2007, 2009, 2011, 2013, 2015)
Báo cáo Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam, Kết quả điều tra
DNNVV (các năm 2005, 2007, 2009, 2011, 2013 và 2015);
2. Lê Xuân Bá, TS. Trần Kim Hào, TS. Nguyễn Hữu Thắng (2006),
DNNVV của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 193/2001/QÐ-TTg ngày 20/12/2001;
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 115/2004/QÐ-TTg ngày 25/06/2004;
4. Trương Quang Thông (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho
DNNVV, một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực TP. Hồ Chí Minh,
NXB Tài chính;
5. Trương Văn Khánh, Võ Đức Toàn (2011), Hoạt động phối hợp giữa
Quỹ Bảo lãnh tín dụng với các ngân hàng thương mại và tổ chức
hiệp hội trong việc bảo lãnh tín dụng và trợ giúp DNNVV ở Việt Nam,
Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 7 (9/2011);
6. Vo, T. T., T.C. Tran, V. D. Bui and D. C. Trinh (2011), ‘Small and Medium
Enterprises Access to Finance in Vietnam’, in Harvie, C., S. Oum, and D.
Narjoko (eds.), Small and Medium Enterprises (SME) Access to Finance in
Selected East Asian Economies. ERIA Research Project Report 2010-14,
Jakarta: ERIA. pp.151-192.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn khi tiếp
cận vốn chính thức nên phải dựa nhiều vào các
nguồn vốn tự có và vốn không chính thức, các
mạng lưới quan hệ xã hội để huy động vốn đầu
tư cho các dự án. Tuy nhiên, các kênh tín dụng
không chính thức này không bền vững, nhiều
rủi ro và chi phí cao.
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...129
Powered by FlippingBook