TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 86

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
85
chế tài chính hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, kêu gọi các nguồn vốn nước ngoài cho
vay trong lĩnh vực này…).
Thị trường tín dụng nông thôn là thị trường nhiều
tiềm năng, gắn với nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh
ngày càng tăng của trên 2/3 tổng dân số, nhất là với
nhu cầu hình thành các vùng chuyên canh lúa, hoa
màu, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; xây dựng
kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đường giao thông),
phát triển các trang trại, DN vừa và nhỏ và trên 2.000
làng nghề trên cả nước…
Để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông
thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và
chính sách quan trọng, như Nghị quyết số 26-NQ/
TW ngày 05/8/2008, của Ban Chấp hành Trung ương
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số
899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013, của Thủ tướng Chính
phủ, phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”...
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ,
NHNN luôn xác định nông nghiệp, nông thôn là một
trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn, từ đó, ban
hành, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm hướng
dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này, cụ thể: (i) Áp
dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh
vực ưu tiên, trong đó có cho vay nông nghiệp nông
thôn (hiện nay là 7%/năm, thấp hơn từ 1% - 2% so với
mặt bằng lãi suất chung); (ii) Tham mưu cho Chính
phủ ban hành Nghị định riêng về chính sách tín dụng
đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (trước đây
là Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010, hiện
nay là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015)
với nhiều cơ chế đặc thù về tài sản thế chấp, lãi suất
cho vay, xử lý nợ...; (iii) Tham mưu cho Chính phủ
ban hành nhiều chính sách đặc thù đối với một số
sản phẩm nông nghiệp chủ lực mà Việt Nam có lợi
thế hoặc có kim ngạch xuất khẩu lớn, như các chính
sách về tạm trữ lúa gạo, tái canh cà-phê; cho vay khai
thác hải sản xa bờ...
Để phát triển thị trường
tín dụng nông nghiệp, nông thôn
Để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền
vững thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn
cần có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn,
trong đó nổi bật là:
Một là,
tăng cường vai trò của Chính phủ trong các
hoạt động tín dụng nông thôn.
Cần xây dựng và quản lý các quy hoạch phát triển
nông nghiệp, nông thôn, sử dụng đất, thực hiện chính
sách giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất
tạo thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và cho
vay, thế chấp trong tín dụng nông thôn. Đặc biệt, cần
khuyến khích quá trình tích tụ ruộng đất cho kinh
doanh lớn thông qua những điều chỉnh thích hợp
và mạnh dạn về hạn điền và thời gian, phương thức
giao đất.
Theo kết quả khảo sát mới đây về liên kết chuỗi
cung ứng toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc
tế (Bộ Khoa học và công nghệ), có tới 53,1% số
DN được hỏi không biết và không tham gia chuỗi
cung ứng toàn cầu, chỉ 12% có hợp đồng với đối
tác nước ngoài.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), chỉ 36% DN Việt tham gia vào mạng
lưới sản xuất chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm cả xuất
khẩu trực tiếp và gián tiếp, trong khi, tỷ lệ này ở
Malaysia, Thái Lan là 60%. Thực trạng trên cho thấy
chuỗi cung ứng ở nền kinh tế Việt Nam bị phân tán
và ít khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa vốn
đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, chuyển
giao kiến thức và nâng cao năng suất. Các DN trong
nước gần như đứng ngoài chuỗi giá trị toàn cầu mà
các DN FDI đang sản xuất tại Việt Nam.
Thực tế cho thấy, để tham gia chuỗi cung ứng toàn
cầu, các DN cần chủ động “biết người biết ta”, xác
định đúng hướng đi, lợi thế khách quan, chủ quan
và dài hạn; tích cực đổi mới công nghệ; nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực và quản trị DN…
Đồng thời, Nhà nước cần giảm thiểu và đơn giản
hóa các thủ tục hành chính; Giảm thuế, xây dựng
và hỗ trợ triển khai các chương trình thúc đẩy hợp
tác công tư, nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch
vụ công; Tăng cường hỗ trợ về nguồn vốn, lãi suất,
thông tin, xây dựng thương hiệu; Tìm kiếm chuyên
gia và đối tác; xúc tiến thương mại, chuyển giao công
nghệ, hình thành và phát triển một số chuỗi giá trị
sản phẩm điển hình cho các DN…
Phát triển các chuỗi cung ứng cả bề rộng và bề
sâu, với sự chủ động của cộng đồng DN và sự hỗ trợ
của nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo
đảm sự phát triển và xuất siêu thực sự hiệu quả và
bền vững, cả cấp vĩ mô và vi mô, hiện tại và tương lai
trong tiến trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày
càng càng mạnh mẽ hơn, khi mà sự cạnh tranh không
chỉ giữa bản thân các công ty, mà là cả giữa các chuỗi
cung ứng với nhau.
Trong một số trường hợp, Nhà nước cần lập các
DNNN chuyên bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, nhất
là chế biến xuất khẩu, tạo điều kiện hình thành các
vùng chuyên canh và sản phẩm, thương hiệu xuất
khẩu có sức cạnh tranh cao, cũng như tạo thuận lợi
và an toàn cho việc cấp tín dụng của ngân hàng theo
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...129
Powered by FlippingBook