TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 85

84
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm, sản
phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch
vụ hỗ trợ đi kèm, các công cụ đầu tư tài chính chuyên
nghiệp cho thị trường này hầu như chưa có.
Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa
phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các
thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai;
không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh và lãi suất các khoản cho vay thương
mại đối với nông nghiệp - nông thôn còn ở mức rất
cao, khiến còn nhiều tệ nạn như cò vay vốn, tín dụng
nặng lãi...
Hơn nữa, các nguồn tín dụng đầu tư còn mất cân
đối, khả năng huy động vốn tại chỗ chưa cao; sử
dụng vốn tín dụng và đầu tư còn tình trạng bị động,
bất hợp lý, dàn trải, chồng chéo, ban phát, chưa được
phối hợp đồng bộ, có hiệu quả, nhiều chương trình,
dự án kinh tế không được đầu tư đúng hướng, đúng
tiến độ gây thất thoát tài sản...
Đến nay, chưa có một thống kê đầy đủ, chính xác
nào về tổng nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông
nghiệp, thực trạng và nhu cầu vốn đầu tư cho từng
địa bàn, từng đối tượng cụ thể trong nông nghiệp.
Đây là một trong những lý do tại sao tình hình khu
vực nông nghiệp Việt Nam chưa có những cải thiện
mạnh mẽ cả về mức sống và trình độ kinh tế (mặc dù
trên 80% hộ nông dân tại tất cả các vùng, miền trong
cả nước đã được tiếp cận vốn và các dịch vụ của
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam và trong chiến lược Phát triển kinh tế của Việt
Nam, nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế; Đồng thời, trong thời
gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có
quan tâm xây dựng các cơ chế chính sách phát triển
tín dụng nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ nâng cao
năng lực của các định chế tài chính, nhất là các định
Vai trò của tín dụng nông nghiệp
Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro
khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của
khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt
là vốn thương mại không đổ vào nhiều. Thị trường
tài chính nông thôn Việt Nam đang được tiếp nhận
nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng như: Vốn ngân
sách nhà nước; vốn tín dụng nông nghiệp lãi suất
ưu đãi đầu tư các dự án; vốn tín dụng lãi suất ưu
đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách…
Tuy nhiên, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu
vực nông thôn còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng
truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông
nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn
PHÁTTRIỂNBỀNVỮNGTHỊTRƯỜNGTÍNDỤNGNÔNGTHÔN
TS. NGUYỄN THỊ VIỆT NGA
– Học viện Tài chính *
Khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện chiếm khoảng 70% dân số và hơn 72% lực lượng
lao động nhưng mới chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín
dụng. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng bình quân trong cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn của khu vực này cũng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cho vay toàn
bộ nền kinh tế hàng năm. Bài viết đánh giá vai trò của thị trường tín dụng nông thôn và đề xuất
một số gợi ý để phát triển thị trường khu vực này.
Từ khóa: Tín dụng nông thôn, thị trường tín dụng, phát triển, kinh tế, địa phương
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF AGRICULTURAL
CREDIT MARKET
The agricultural and rural sector of Vietnam
occupies 70% of population and 72% of labor
force but only accounts for less than 25% of
the debit balance of the credit institutions.
In addition, the average growth of loans
made to agricultural and rural sector is also
lower than the average growth of the annual
general loans. This paper evaluates the role
of agricultural credit market and makes
recommendations towards this sector.
Keywords: Agricultural credit, credit market, development,
economics, local
Ngày nhận bài: 15/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 29/6/2018
Ngày duyệt đăng: 3/7/2018
*Email:
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94,95,...129
Powered by FlippingBook