TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 88

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
87
công cụ phái sinh để tự bảo vệ; Đồng thời, Nhà nước
cần mạnh dạn nghiên cứu tìm biện pháp phù hợp để
khơi tăng nguồn vốn này); Áp dụng phí chuyển tiền
một cách linh hoạt để thu hút việc chuyển tiền qua
ngân hàng. Vận động các tổ chức cung cấp sản phẩm
đầu vào cho hộ nông dân mở tài khoản tại ngân hàng
để cho vay chuyển khoản đối với hộ sản xuất, trang
trại. Thực hiện vấn đề này vừa tiết kiệm được nguồn
vốn vừa tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay.
Khuyến khích khai thác triệt để các nguồn vốn
ủy thác từ các định chế tài chính quốc tế, các ngân
hàng nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ thông
qua các dự án mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam ký kết. Đây là nguồn vốn
thường được đầu tư dự án phát triển theo loại cây,
con hoặc theo vùng, tiểu dự án. Các nguồn vốn ủy
thác từ nước ngoài có tính chất ổn định trong một
thời gian dài, rất phù hợp với nhu cầu cho vay trung,
dài hạn phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn đang đòi hỏi nhiều vốn có
lãi suất thấp, vừa có thời gian dài phù hợp với các đối
tượng cần đầu tư về kinh tế trang trại.
Kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt như
phương thức cho vay dự án đầu tư, cho vay hạn mức
tín dụng, cho vay hợp vốn… nhằm giúp cho người
vay chủ động hơn trong việc sử dụng vốn phù hợp
với chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp, giảm thiểu
các thủ tục vay, tiết kiệm được các chi phí gián tiếp
khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Đặc biệt, phát
triển loại hình tín dụng cho thuê tài chính trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng thị trường cho
thuê tài chính nông thôn nhằm khắc phục hạn chế về
tài sản đảm bảo nợ vay (cho vay không cần tài sản
thế chấp như vay ngân hàng). Hoạt động cho thuê
tài chính giúp các hộ sản xuất đầu tư đổi mới thiết
bị, công nghệ với quy mô vốn lớn, thời gian cho thuê
trung, dài hạn (5 - 10 năm) đáp ứng nhu cầu vốn,
thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức tín dụng,
đoàn thể và chính quyền địa phương hướng dẫn
người dân cách xây dựng dự án vay vốn sử dụng
đồng vốn hợp lý, đảm bảo quản lý nợ và rủi ro, vốn
cho vay phải gắn kết với các chương trình phát triển
kinh tế của địa phương. Các tổ chức tín dụng cần
thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền các
cấp, các tổ chức chính trị - xã hội như Hội nông dân,
Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, với các cơ quan tổ
chức nghiên cứu khoa học công nghệ như các trung
tâm khuyến nông, khuyến lâm, viện nghiên cứu…
Phối hợp giữa các DN cung ứng, tiêu thụ sản phẩm,
chế biến với các hộ sản xuất, chủ trang trại tạo ra môi
trường tín dụng an toàn. Ngoài mô hình cho vay trực
tiếp song phương, cho vay tín chấp, cho vay qua tổ,
hội như hiện nay, để gắn chặt quá trình khép kín đầu
vào - sản xuất - đầu ra trong sản xuất và tiêu thụ nông
sản phẩm, các mô hình cho vay trực tiếp đa phương
có sự tham gia của bên cung ứng, bên tiêu thụ sản
phẩm không để hộ sản xuất thiệt thòi do thiếu thông
tin và thị trường, các hợp đồng bán sản phẩm cho các
DN chế biến, tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất,
chủ trang trại và hợp đồng bán sản phẩm của các DN
chế biến, tiêu thụ sản phẩm với các công ty trong và
ngoài nước có thể được xem xét để trở thành tài sản
đảm bảo nợ vay đối với các trang trại, hộ sản xuất và
DN chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động kinh tế nông nghiệp sẽ có hiệu quả cao
hơn nếu việc đầu tư sản xuất kinh doanh đồng bộ từ
khâu cung ứng vật tư, phương tiện sản xuất cho đến
khâu thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Do đó
các ngân hàng khi cho vay cần tham gia tư vấn cho
các hộ sản xuất, trang trại một phương án sản xuất
theo qui trình khép kín từ sản xuất - chế biến đến
tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Căn cứ trên kế hoạch,
phương án kinh doanh, dự án đầu tư để hoạch định
nguồn vốn đáp ứng sao cho mọi giai đoạn của qui
trình được thực hiện thông suốt. Điều này thuận lợi
cho cả người vay và ngân hàng trong quá trình cho
vay sản xuất và thu nợ khi sản phẩm được tiêu thụ.
Tóm lại, trong thời gian tới, Việt Nam cần coi
trọng đúng mức và mạnh dạn đổi mới hoạt động tín
dụng nhằm góp phần vào quá trình phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn; Thúc đẩy hình thành thị
trường tài chính nông thôn; Đẩy nhanh quá trình tích
tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công
nghệ để phát triển kinh tế nông thôn; Tận dụng khai
thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên
thiên nhiên; Phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện
cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất
kinh doanh; Phát triển ngành nghề truyền thống,
ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho
người lao động trong nông thôn, nâng cao cuộc sống
tinh thần vật chất cho người nông dân…
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và định hướng xây dựng các chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
4. Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành
Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và
Quyết định số 1600/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới;
3. NHNNViệtNam(2016),Tíndụngngânhàngthúcđẩytáicơcấungànhnôngnghiệp;
4. Phan Thị Thanh Tâm (2015), Chính sách tín dụng mới phát triển nông nghiệp,
nông thôn, Tạp chí Tài chính, số 08 kỳ 1/2016.
1...,78,79,80,81,82,83,84,85,86,87 89,90,91,92,93,94,95,96,97,98,...129
Powered by FlippingBook