TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 87

86
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
và hỗ trợ các hoạt động này. Thực hiện các hỗ trợ trực
tiếp tài chính - tín dụng trong những trường hợp đặc
biệt, như khắc phục hậu quả thiên tai, phát triển vùng
sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu
số; Thực hiện các chương trình thí điểm xây dựng cơ
sở hạ tầng nông nghiệp… Hỗ trợ đào tạo cán bộ và
hoạt động của các tổ chức tổ chức tín dụng, nhất là
ở vùng khó khăn, như tuyên truyền chính sách vay
vốn đến từng hộ gia đình; Thực hiện đơn giản hoá và
rút ngắn thời hạn thủ tục đăng ký và cấp sổ đỏ xác
nhận chủ quyền đất, cải tổ Luật Giao dịch bảo đảm,
giảm bớt quy định quản lý (nhất là những áp đặt về
lãi suất) đối với các tổ chức tín dụng.
Hai là,
tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi
ro và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng
nông nghiệp và nông thôn, nòng cốt là Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Tín dụng
nhân dân, Ngân hàng chính sách xã hội:
- Tái cấu trúc và tăng vốn điều lệ, tăng năng lực
tài chính cho các định chế này; Cải tiến phương thức
cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các
thủ tục phiền hà, nhằm tạo thuận lợi cho người vay
dễ dàng và nhanh chóng vay được được vốn với chi
phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng
nhận được tiền); Đồng thời, tăng cường giám sát sử
dụng vốn vay của các hộ sau khi vay thông qua chính
quyền và các đoàn thể địa phương… Tăng cường
khả năng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh
doanh nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng trong quá
trình thu hồi nợ và tránh bỏ qua nhiều dự án tốt,
nhiều phương án kinh doanh khả thi làm lỡ mất cơ
hội kinh doanh của ngân hàng.
- Các ngân hàng cần lập kế hoạch cho vay tín dụng
nông thônmột cách hợp lý về thời hạn, cơ cấu vốn đầu
tư, cũng như hạn mức vốn vay, đảm bảo khai thác
tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng, hình thành
các vùng chuyên canh lúa, vùng cây công nghiệp, cây
ăn quả, vùng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản,…
có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu. Đặc biệt, cần chú trọng cho vay đối với
hộ sản xuất, DN vừa và nhỏ gắn với các dự án bao
tiêu sản phẩm kinh doanh có hiệu quả thuộc các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang được hình
thành, cho vay mở rộng đầu vào lĩnh vực nghiên cứu
công nghệ sinh học, tạo ra giống, cây trồng mới…
- Tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức,
màng lưới kinh doanh theo mô hình ngân hàng
thương mại hiện đại, tinh giảm trung gian, tăng năng
lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh; Đơn giản
hoá các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng; Đào tạo cán bộ nhân viên theo hướng chuyên
môn hoá; Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện
đại hoá công nghệ; chuyển đổi hệ thống kế toán theo
chuẩn mực quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin
quản lý hiện đại.
Ba là,
tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn và
sản phẩm tín dụng cho phát triển nông nghiệp và
nông thôn.
Nhà nước cần mở rộng tự do hóa, cùng với tăng
cường tiêu chuẩn hóa và các hoạt động giám sát hoạt
động của các tổ chức tín dụng chính thức (hệ thống
ngân hàng, Qũy Tín dụng nhân dân, các tổ chức tài
chính vi mô) và phi chính thức (quan hệ vay mượn
gia đình, bạn bè, người thân…) trong nước và nước
ngoài để hỗ trợ ca tổ chức tín dụng đa dạng hóa
nguồn vốn và sản phẩm tín dụng phù hợp với trình
độ phát triển và dân trí, thói quen ở mỗi địa phương;
Chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch
vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup,
ATransfer, Apaybill, VnMart; Kết nối thanh toán với
Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách;
phát hành thẻ tín dụng các loại; Đặc biệt, tăng cường
công tác xúc tiến đầu tư và giành khuyến khích cao
nhất cho các tổ chức tài chính-tín dụng nước ngoài
vào hoạt động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn;
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông ở các
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần thành lập
bộ phận chuyên trách và mở rộng mạng lưới ở những
nơi có điều kiện để thực hiện công tác huy động vốn,
áp dụng chiến lược marketing đối với khách hàng gửi
tiền. Bên cạnh việc tuyên truyền, giải thích để khách
hàng mạnh dạn gửi tiền vào ngân hàng, các sản phẩm
và dịch vụ huy động tiết kiệm cần đa dạng và hấp dẫn
không chỉ về lãi suất và kỳ hạn, mà còn về tính thanh
khoản, đặc biệt là sự ưa thích của khách hàng đối với
các khoản tiết kiệm có thể rút ra được bất kỳ ở đâu
và lúc nào; người gửi tiền nông thôn cũng có sự quan
tâm đặc biệt với các sản phẩm như tiết kiệm gửi góp,
tiết kiệm có dự thưởng, tiết kiệm bậc thang… Ngoài
huy động tiết kiệm thông thường, các sản phẩm đa
dạng khác của tiết kiệm cũng cần được áp dụng như:
Phát hành tín phiếu, trái phiếu với mệnh giá thấp, huy
động đảm bảo bằng vàng (việc huy động vốn cũng
thường xảy ra rủi ro khi vàng tăng giá, nên các ngân
hàng huy động vốn bằng vàng cần phải sử dụng các
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, chỉ có 36% DN Việt Nam tham gia vào
mạng lưới sản xuất chuỗi giá trị toàn cầu, bao
gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, trong
khi đó, tỷ lệ này ở Malaysia và Thái Lan là 60%.
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...129
Powered by FlippingBook