TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 89

88
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 6,93% (năm 2017).
Tại tỉnh Thanh Hóa, Chương trình TCVM chính
thức hoạt động từ tháng 3/1998, sau 10 năm hoạt
động, ngày 21/7/2008, đổi tên thành Quỹ Hỗ trợ phụ
nữ nghèo Thanh Hóa. Ngày 22/8/2014, tổ chức TCVM
Thanh Hóa được Nhà nước công nhận là tổ chức
TCVM chính thức (Thanh Hóa MFI).
Nguyên tắc hoạt động của Thanh Hóa MFI bao
gồm: Hoạt động theo mô hình vì sự phát triển cộng
đồng; Có trách nhiệm quản lý, bảo toàn nguồn vốn
hiện có, phát triển nguồn vốn mới để thực hiện nhiệm
vụ của mình; Tự trang trải về tài chính, lãi suất cho vay
phải đảm bảo bù đắp chi phí, lạm phát và rủi ro; Hoạt
động chủ yếu là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về tài
chính và phi tài chính.
Thanh Hóa MFI hoạt động trên hầu hết các địa bàn
gồm 212 xã/phường thuộc 17 huyện, thị, thành phố
của tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 31/12/2017 đã có sự
tham gia của 33.439 thành viên. Trong 11 năm liên tục,
Thanh Hóa MFI được vinh danh là tổ chức tiêu biểu
hàng đầu về hoạt động TCVM tại Việt Nam.
Tổ chức TCVMThanh Hóa hoạt động theo Luật Tổ
chức tín dụng. Do đó, các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
là huy động vốn, cho vay bằng VND và một số hoạt
động khác. Cụ thể như:
- Về cho vay: Thanh Hóa MFI hiện đang cung cấp
các sản phẩm cho vay vi mô dưới 2 hình thức: Cho
vay theo nhóm hoặc cá nhân độc lập, với thời hạn
cho vay ngắn hoặc trung hạn, trong đó, cho vay theo
nhóm hiện đang chiếm ưu thế với cụm/nhóm trưởng
là những người có uy tín tại các tổ chức đoàn thể/tổ
chức chính trị – xã hội.
- Về huy động vốn: Đây là điểm lợi thế lớn nhất của
tổ chức TCVM nói chung, Thanh Hóa MFI nói riêng
Sự phát triển của tổ chức tài chính vi mô
tại Thanh Hóa
Trong hơn hai thập kỷ qua, tài chính vi mô (TCVM)
đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu ấn tượng
về giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống người
dân. Ngày 16/6/2013, Tổ chức Nông lương Liên Hợp
quốc (FAO) đã “Công nhận thành tích nổi bật trong đấu
tranh xóa đói giảmnghèo” cho 38 quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Trong những năm sau đó, công
tác xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam tiếp tục đạt được
những thành tựu tích cực, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã
VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNHVI MÔ
TRONGHỖTRỢGIẢMNGHÈOTẠI THANHHÓA
TS. ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG
– Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh,
TS. TÔN HOÀNG THANH HUẾ
- Đại học Hồng Đức *
Tổ chức tài chính vi mô Thanh Hóa những năm qua đã có những đóng góp tích cực trong việc hỗ
trợ phụ nữ địa phương vay vốn giúp phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên,
thực tế cũng cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn vay đối với khách hàng phụ nữ của tổ chức tài chính
vi mô Thanh Hóa chưa cao. Bài viết đánh giá thực tế hoạt động của tổ chức tài chính vi mô Thanh
Hóa trong việc giảm nghèo đối với phụ nữ và đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy hiệu quả
của tổ chức này trong thời gian tới.
Từ khóa: Tài chính vi mô, Thanh Hóa, xóa đói, giảm nghèo, phát tiển, kinh tế phụ nữ...
PROMOTING THE ROLE OF MICROFINANCIAL SUPPORT
TOWARDS WOMEN FOR POVERTY REDUCTION IN THANH
HOA PROVINCE
Microfinancial institutions in Thanh Hoa
have positively contributed in supporting local
women with loans for poverty reduction and
household economic development. However,
the practice shows that, the efficiency of these
loans are not high enough. This paper evaluates
the practice of microfinancial activities to
women for poverty reduction in Thanh Hoa
and makes some recommendations to promote
this process in the future.
Keywords: Microfinance, Thanh Hoa, starve elimination,
poverty reduction, development, women economy, etc.
Ngày nhận bài: 19/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 5/7/2018
Ngày duyệt đăng: 10/7/2018
*Email:
1...,79,80,81,82,83,84,85,86,87,88 90,91,92,93,94,95,96,97,98,99,...129
Powered by FlippingBook